I. Tính chất hóa học của axit:
1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị:
Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
có pH nhỏ hơn 7. Độ pH càng nhỏ thì tính axit càng mạnh và ngược lại.

2. Axit tác dụng với kim loại
kim loại mạnh đẩy H → H2 bay hơi
Cu + 2H2SO4 đặc to→ CuSO4 + SO2↑ + 2H2O
Có khí không màu, mùi hắc thoát ra.
Để nguội người ta thêm nước cất vào sẽ cho dung dịch có màu xanh.
3. Acid + bazơ => muối + nước (Phản ứng trung hòa)
H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O
4. Axit + oxit bazơ => muối + nước.
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
5. Axit tác dụng với muối :
muối (tan) + acid (mạnh) → muối (tan hoặc không tan) + acid (yếu hoặc dễ bay hơi)
Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2 ↑ + H2O
Điều kiện : + Acid ban đầu mạnh, thường là HCl, H2SO4 loãng
+ Axit mới dễ bay hơi
+ Muối mới tan thì acid yếu, Muối mới không tan (kết tủa) thì acid mạnh
II. Axit mạnh và axit yếu
Dựa vào khả năng phản ứng, axit được chia làm 2 loại:
+ Axit mạnh như HCl, H2SO4, HNO3,…
+ Axit yếu như H2S, H2CO3,…
https://hayhochoi.vn/tinh-chat-hoa-hoc-cua-oxit-axit-bazo-va-muoi-hoa-lop-9.html
0 Nhận xét