0. Tóm tắt nội dung chính 

<!DOCTYPE html>
<html>
    <head>
        <title>Page Title</title>
    </head>
    <body>
        <style>
            h1{color: red;}
        </style>

        <h1>My First Heading</h1>
        <p>My first paragraph.</p>

        <label>My name :</label>
        <label>ABC</label>

        <script>
            console.log("Create HTML complete");
        </script>
    </body>
</html>


Khi bắt đầu làm quen với lập trình web thì HTML chính là nội dung đầu tiên mà bạn phải học, sau đó bạn sẽ kết hợp với CSS và Javascript để tạo ra những trang web thô cơ bản nhất.


1. HTML là gì?

HTML là chữ viết tắt của HyperText Markup Language, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản. Nó dùng để định dạng bố cục, các thuộc tính liên quan đến cách hiển thị của một đoạn text và được hiển thị trên một chương trình đặc biệc, ta gọi là trình duyệt browser.

Hiện nay có khá nhiều browser như Firefox, Chrome, Cốc Cốc, ...Tất cả browser đều có điểm chung là giúp người dùng thao tác với website và nó đều có khả năng biên dịch những đoạn mã HTML, CSS và Javascript.

Vì HTML là một định dạng đặc biệc của XML nên nó sẽ có thẻ mở và thẻ đóng với cú pháp như sau:

<tagname></tagname>

Mỗi tagname như trên ta gọi là một thẻ HTML, và công dụng của chúng là khác nhau. Ví dụ bạn muốn in đậm một chữ nào đó thì có thể đặt trong thẻ <strong>Nội dung in đậm</strong>.

Ngoài ra, mỗi thẻ HTML còn có một số thuộc tính riêng và danh sách các thuộc tính sẽ nằm bên trong thẻ mở như sau:

<tagname pro1="value1" prop2="value2"></tagname>

Ví dụ: Viết mã HTML hiển thị dòng chữ "Chào mừng bạn đến với freetuts.net". Trong đó, hãy im đậm dòng chữ freetuts.net.

Chào mừng bạn đến với <strong>freetuts.net</strong>

Như vậy, HTML ra đời với mục đích thiết kế bố cục nội dung cho dữ liệu nói chung và cho giao diện website nói riêng.



2. Lịch sử phát triển của HTML

HTML được sáng tạo bởi Tim Berners-Lee, ông là một nhà vật lý học tại trung tâm nghiên cứu CERN ở Thụy Sĩ. Cho tới bây giờ, HTML đã trở thành một chuẩn của WWW (World Wide Web), và hầu như các trình duyệt khác nhau đều có thể biên dịch mã HTML theo chuẩn này.



Phiên bản HTML đầu tiên ra đời vào năm 1991, nó chỉ có 18 thẻ HTML đơn giản nhất. Mãi tới năm 1999 thì phiên bản HTML4 mới được công bố ra đời. Đến năm 2014 thì một phiên bản mới ra đời đánh dấu sự phát triển rất mạnh, đó là phiên bản HTML5. Phiên bản này cung cấp thêm một số thẻ như article, header, side, footer ...

Đối với những trình duyệt quá cũ sẽ không biên dịch được mã HTML5, vì vậy bạn phải cập nhật phiên bản mới nhất cho trình duyệt của mình nhé.



3. Bổ cục HTML của một trang web là gì?

HTML có rất nhiều thẻ khác nhau, và mỗi thẻ sẽ có những nhiệm vụ nhất định. Vậy bạn có thắc mắc mắc cách chia các thẻ cho một trang web như thế nào không?

Thông thường, bổ cục HTML của một website sẽ có dạng như sau:

<!DOCTYPE html>
<html>
    <head>
        <title>Page Title</title>
    </head>
    <body>
 
        <h1>My First Heading</h1>
        <p>My first paragraph.</p>
 
    </body>
</html>




Trong đó:

  • <!DOCTYPE html> là phần khai báo kiểu dữ liệu hiển thị là html để trình duyệt (Browser) biết.
  • <html> và </html> là cặp thẻ nằm ngoài cùng và nó có nhiệm vụ là bao hết nội dung của trang web lại. Thẻ này là bát buộc.
  • <head> và </head> là phần khai báo thông tin của trang web
  • <title> và </title> nằm bên trong thẻ <head> và đây chính là khai báo tiêu đề cho trang web.
  • <body> và </body> là thành phần quan trọng nhất, nó chứa nhưng đoạn mã HTML dùng để hiển thị trên website
  • Các thẻ còn lại nằm trong thẻ <body> chính là các thẻ định dạng dữ liệu.

Như vậy trong một website chúng ta chia làm 2 phần chính:

  • Phần 1: Là nhũng khai báo thông tin cho trang web và ta đặt nó trong thẻ head.
  • Phần 2: Là phần hiển thị định dạng nội dung của trang web và ta đặt trong thẻ body.
Và được diễn tả như hình sau:



4. Các vị trí giao diện thường gặp của một website

Thông thường giao diện của một trang web sẽ được chia thành các phần như sau:

  • Header (cố định)
  • Footer (cố định)
  • Menu (cố định)
  • Sidebar (cố định)
  • Main Content (Mỗi trang con sẽ khác nhau)

Như vậy, trong các phần đó thì chỉ có phần content là sẽ thay đổi ở mỗi trang khác nhau, các phần còn lại thì sẽ không thay đổi. 

Để chia các vị trí như trên bằng thẻ HTML thì ta sẽ dùng thẻ div



4. Sự khác nhau giữa HTML và CSS là gì?

HTML chỉ là ngôn ngữ đánh dấu văn bản, nó không hỗ trợ các hiệu ứng và chia bổ cục cho một layout. Để làm được điều đó thì chúng ta phải sử dụng CSS.

Vậy, ta có thể xem mỗi trang web là một ngôi nhà, HTML là các vật liệu để xây ra ngôi nhà đó, còn CSS chính là bản thiết kế cho ngôi nhà. Thích đổi màu sơn hoặc đổi kích thước thì chỉ cần sử dụng CSS là được.