A. PHẦN TRẮC NGHIỆM : Khoanh trước câu trả lời đúng
Câu 1 (1đ) :
a. Số nào lớn nhất trong các số sau:
A. 295 B. 592
C. 925 D. 952
b. Số liền sau của 489 là:
A. 480 B. 488
C. 490 D. 500
Câu 2 (1đ):
a. Chu vi hình chữ vuông có cạnh 4cm là
A. 8 B. 8cm
C. 16 D. 16cm
b. 5hm + 7 m có kết quả là:
A. 57 m B. 57 cm
C. 507 m D. 507 cm
Câu 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S (1đ)
a. Phép chia cho 7 có số dư lớn nhất là 7.
b. Tháng 2 một năm có 4 tuần và 1 ngày. Tháng 2 năm đó có 29 ngày.
B. PHẦN TỰ LUẬN:
Bài 1 (2đ): Đặt tính rồi tính:
a. 492 + 359 b. 582 – 265 c. 114 x 8 d. 156 : 6
Bài 2: ( 1 đ) Tính giá trị biểu thức:
- 139 + 603 : 3
- 164 : ( 32: 8 )
Bài 3 (1đ): Tìm
- – 258 = 347
b.
Bài 4 (2đ): Cửa hàng gạo có 232kg gạo. Cửa hàng đã bán đi số gạo đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
Bài 5 (1đ):
a. Tìm một số biết rằng. Lấy số đó nhân với số lớn nhất có 1 chữ số thì được 108
b. Tính nhanh:
115 + 146 + 185 + 162 + 138 + 154
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Thực hiện: Ban chuyên môn Loigiaihay.com
A. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: a. D. 952 b. C. 490
Câu 2: a. D. 16cm b. C. 507 m
Câu 3: a. S b. Đ
Câu 1 (NB):
Phương pháp:
a) So sánh các chữ số cùng hàng theo thứ tự từ trái sang phải rồi chọn số có giá trị lớn nhất.
b) Số liền sau của số a thì lớn hơn a một đơn vị.
Cách giải:
a) Vì 295 < 592 < 925 < 952 nên số lớn nhất trong các số đã cho là 952.
Chọn D.
b) Số liền sau của số 489 là 490.
Chọn C.
Câu 2 (TH):
Phương pháp:
a) Chu vi hình vuông bằng độ dài một cạnh nhân với 4.
b) Đổi các số ra cùng một đơn vị đo rồi thực hiện phép tính.
Cách giải:
a) Chu vi hình vuông là : 4 x 4 = 16 (cm)
Chọn D.
b) 5hm + 7m = 500m + 7m = 507m
Chọn C.
Câu 3 (NB):
Phương pháp:
a) Nhẩm lại kiến thức về phép chia hết và phép chia có dư : Trong phép chia có dư, số dư luôn nhỏ hơn số chia.
b) Đọc thông tin trong khẳng định đã cho, kiểm tra đúng hoặc sai rồi điền vào chỗ trống. Chú ý : 1 tuần = 7 ngày.
Cách giải:
a) Sai. Vì phép chia cho 7 có số dư lớn nhất bằng 6.
Điền S vào ô trống.
b) Đúng. Vì 1 tuần có 4 ngày nên tháng 2 năm đó có số ngày là : 7 x 4 + 1 = 29 (ngày)
Điền Đ vào ô trống.
B. PHẦN TỰ LUẬN:
Bài 1: (2đ)
Phương pháp:
Nhẩm lại cách đặt tính và tính các phép toán trong phạm vi 1000 đã học rồi trình bày bài.
Cách giải:
Bài 2: ( 1 đ)
Phương pháp:
Nhẩm lại quy tắc tính giá trị biểu thức đã học. Thứ tự ưu tiên thực hiện phép tính là :
- Biểu thức trong ngoặc.
- Phép tính nhân, chia.
- Phép tính cộng trừ.
- Biểu thức chỉ có phép tính nhân, chia hoặc cộng, trừ thì em tính theo thứ tự từ trái sang phải.
Cách giải:
Bài 3. (1đ)
Phương pháp:
- Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng số trừ.
- Muốn tìm một thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia.
Cách giải:
Bài 4 (2đ):
Phương pháp:
- Tìm số gạo cửa hàng đã bán được.
- Tìm số gạo còn lại của cửa hàng.
Cách giải:
Cửa hàng đã bán đi số gạo là :
232: 4 = 58 (kg)
Cửa hàng còn lại số gạo là :
232 – 58 = 174 (kg)
Đáp số: 174kg gạo.
Bài 5 (1đ):
Phương pháp:
a) Tìm số lớn nhất có 1 chữ số.
Vận dụng kiến thức : Tìm một thừa số khi biết tích và thừa số còn lại.
b) Nhóm các số để tạo thành tổng là số tròn chục, tròn trăm rồi tính.
Cách giải:
a. Số lớn nhất có 1 chữ số là 9
Số cần tìm là: 108 : 9 = 12
b.
115 + 146 + 185 + 162 + 138 + 154
= ( 115 + 185) + ( 146 + 154) + ( 162 + 138)
= 300 + 300 + 300
= 300 x 3 = 900
0 Nhận xét