PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015 – 2016 MÔN VẬT LÝ – LỚP 9 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1: (2,0 điểm) Nêu điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín. Khi nào thì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn đó đổi chiều? Dòng điện xoay chiều gây ra mấy tác dụng? Kể tên các tác dụng đó. Câu 2: (2,5 điểm) Chiếu một chùm sáng song song với trục chính () của một thấu kính (L) thì có chùm tia ló như hình vẽ. a/. Thấu kính này là thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kỳ? Vẽ lại hình vào giấy làm bài rồi vẽ ký hiệu loại thấu kính (L) và xác định tiêu điểm F (hoặc F’) của thấu kính đã cho. b/. Nêu một cách nhận biết loại thấu kính này. Cho biết một ứng dụng thấu kính này trong thực tế. Câu 3: (1,5 điểm) Hai bộ phận quan trọng của mắt (theo sách Vật lý lớp 9) là gì? Mắt của học sinh phổ thông thường bị tật cận thị hay mắt lão? Để khắc phục tật này thì học sinh đó phải đeo kính gì? Đó là thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kỳ? Câu 4: (2,5 điểm) Một máy biến thế có 2 cuộn dây với số vòng lần lượt là 6000 vòng và 120 vòng. a/. Tính tỉ lệ về số vòng của hai cuộn dây. Máy biến thể này có thể thay đổi hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều bao nhiêu lần? b/. Người ta dùng máy biến thế trên để làm tăng hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều. Khi đó cuộn sơ cấp là cuộn có bao nhiêu vòng dây? Nếu đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp này một hiệu điện thế xoay chiều 220V thì hiệu điện thế thu được ở hai đầu cuộn thứ cấp là bao nhiêu vôn? Câu 5: (1,5 điểm)(Nguồn: theo wikipedia) Kính lúp hay kiếng lúp,(tiếng Pháp: loupe) là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, thường dùng để quan sát các vật nhỏ bằng cách khuếch đại hình ảnh. Nó có đường kính từ vài cm đến khoảng vài chục cm, thường được bảo vệ bởi một khung, có thể có thêm tay cầm. Kính lúp hoạt động nhờ tạo ra một ảnh ảo nằm đằng sau kính, cùng phía với vật thể cần phóng đại. Để thực hiện được điều này, kính phải đặt đủ gần vật thể, khoảng cách giữa vật và kính phải nhỏ hơn tiêu cự của kính. Trên kính lúp thường ghi các giá trị 3x; 5x; 8x … cho biết số bội giác G tương ứng là 3; 5; 8 … Nghĩa là chúng có khả năng làm cho góc trông ảnh qua kính lớn hơn ba lần, năm lần, tám lần … so với góc trông trực tiếp vật (Nói một cách ngắn gọn là tạo ảnh lớn gấp 3 lần, 5 lần, 8 lần vật …). Số bội giác G của kính lúp tỉ lệ nghịch với tiêu cự f. Không phải cái gì cứ cho độ phóng đại to là tốt, đối với các loại kính lúp cũng vậy, vì nếu muốn có độ phóng đại lớn, thì phải giảm tiêu cự kính hay gia tăng độ cong của mặt cầu trên kính. Khi đó vật quan sát sẽ cho ảnh méo mó, sắc sai và kém chất lượng, trường quan sát hẹp và tối, hơn nữa do độ lồi quá lớn và tiêu cự ngắn nên người quan sát thường xuyên phải ghé sát kính vào đối tượng quan sát, nếu bất cẩn sẽ gây tổn hại mẫu vật, đau mắt hoặc làm vỡ hỏng kính. Thông thường, kính lúp để sử dụng phóng đại các chi tiết kỹ thuật, soi vải vóc, đánh giá mẫu hàng phổ thông thì chỉ cần độ phóng đại từ 3 đến 6 lần, nếu có yêu cầu cao hơn nữa thì cũng không nên vượt quá 10 lần. Trường hợp muốn phóng đại cao hơn nữa thì nên dùng kính lúp ghép phức hợp hoặc kính hiển vi... Kết hợp kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: a/. Kính lúp là gì? Kính lúp thường để làm gì? b/. Nếu dùng đúng cách thì ảnh tạo bởi kính lúp là ảnh thật hay ảnh ảo? Khi đó vật cần quan sát được đặt như thế nào? c/. Viết công thức số bội giác G của kính lúp. Chú thích các đại lượng trong công thức