Đề bài

Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1. Chất nào dưới đây có thể dùng để điều chế được hiđro khi cho tác dụng với dung dịch HC1?

A. Cu                              B. Ag                          C. H2O                              D. Zn


Câu 2. Phản ứng nào dưới đây không phải là phán ứng oxi hoá khử?

A.

2CO

+

O2

 2CO2

B. CO2

+

C

2CO2

C.

CaO

+

H2O

Ca(OH)2

D. 4H2

+

Fe3O4

4H2O + 3Fe


Câu 3. Khi cho khí hiđro đi qua bột CuO nóng, chất rắn từ màu đen chuyển sang màu đỏ vì:

A. Bột CuO bị phân hủy giải phóng Cu.

B. Bột CuO cháy với oxi.

C. Khí H2 tác dụng với bột CuO tạo thành một hợp chất mới.

D. Khí H2 chiếm oxi của bột CuO giải phóng Cu.


Câu 4. Để điểu chế được 12 (gam) đồng bằng cách dùng hiđro khử đồng(II) oxit

a) Khối lượng CuO bị khử là

A. 15gam.             B. 2,5 gam.                      C. 4 gam.              D. 2,4 gam.

b)Thể tích khí H2 (đktc) đã dùng là

A. 5,6 lít.                         B. 0,56 lít               C. 4,2 lít                D. 2,24 lít.


Câu 5. Khí X có tỉ khối với H2 là 8,5 gam. X là khí nào cho dưới đây?

A.SO2.                            B. NH3.                C.O2.                    D. Cl2.


Phần tự luận (7 điểm)


Câu 1. (3 điểm) Lập phương trình của các phản ứng hoá học sau. Xác định loại phản ứng:

a) Sắt + axit clohiđric          ?       +   ?

b) Hiđro + sắt(III) oxit           ?   +         ?

c) Hiđro + nitơ amoniac (NH3)

d) Cacbon oxit + đồng(II)     oxit cacbonic +            ?


Câu 2. (2 điểm) Có các khí sau: H2S, SO2, CH4, và co nặng hơn khí H2 bao nhiêu lần?


Câu 3. (2 điểm) Cho một luồng khí H2 đi qua bột CuO nóng màu đen thu được hỗn hợp gồm hai chất rắn, trong đó có 3,2 gam chất rắn màu đỏ. Tiếp tục cho 2,24 lít khí H2 (đktc) đi qua, thì thu được một chất rắn duy nhất có màu đỏ.

a) Thể tích khí H2 (đktc) đã tham gia khử CuO lần thứ nhất là bao nhiêu lít?

b) Tính khối lượng CuO ban đầu.

         


















                                      

Lời giải chi tiết

Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm ; riêng câu 4 được 1,0 điểm

Câu 1. D          Câu 2. C         Câu 3. D         Câu 4. a) A ; b) C       Câu 5. B

Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1 (3 điểm)

a) Fe+2HClFeCl2+H2 Phản ứng thế

b) 

3H2+Fe2O3to2Fe+3H2O

Phản ứng oxi hoá - khử

c) 

3H2+2N2to,p,xt2NH3

Phản ứng hoá hợp

d) 

CO+CuOtoCO2+Cu

Phản ứng oxi hoá - khử.

Câu 2. (2 điểm)

Khí H2S nặng hơn khí H2342=17 (lần).

Khí S02 nặng hơn khí H2642=32 (lần).

Khí CH4 nặng hơn khí H2162=8 (lần).

Khí CO nặng hơn khí H2282=14 (lần).

Câu 3. (2 điểm)

PTHH:  H2 + CuO     H20 + Cu

Chất rắn màu đó là Cu.

Lần 1 nCu=nH2=0,05mol

Thể tích khí H2 đã phản ứng lần 1 là 1,12 lít .

Lần 2 nCu=nH2=0,1mol

nCuOban đầu=0,1+0,05=0,15mol

Khối lượng CuO ban đầu là: 0,15.80=12 (gam).