Đề bài

A. TRẮC NGHIỆM.


Câu 1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

Một máy được đánh giá là làm việc mạnh hơn nếu thực hiện được một công như nhau trong ………………ngắn hơn.

   A. công.               C. quãng đường.         

   B. thời gian.          D. lực.


Câu 2. Câu nào sau đây đúng ?

   A. Công cản của ma sát bằng công có ích trừ đi công toàn phần.

   B. Công ma sát cộng với công có ích bằng tổng công toàn phần.

   C. Công ma sát bằng tổng công toàn phần và công có ích.

   D. Công ma sát không có quan hệ gì với công có ích và công toàn phần.


Câu 3. Người nào dưới đây đang thực hiện công cơ học?

   A. Người ngồi đọc báo.

   B. Người lực sĩ đỡ quả tạ ở tư thế thẳng đứng.

   C. Người đi xe đạp xuống dốc không cần đạp xe.

   D. Người học sinh đang kéo nước từ dưới giếng lên.


Câu 4. Nếu gọi A1 là công tối thiểu cần thiết để đưa một vật 1000kg lên cao 2m; A2 là công tối thiểu cần thiết để đưa một vật 2000kg lên cao 1m thì

   A. A1  = 2A2 .   

   B. A2  = 2A1 .              

   C. A1 = A2 .          

   D. A1 > A2 .


Câu 5. Để đưa một vật lên độ cao 15m người ta dùng một ròng rọc động. Công của lực kéo tối thiểu là 15 kJ. Khối lượng của vật nặng là

   A. 1 kg                            B. 1 yến

   C. 1 tạ.                            D. 1 tấn


B. TỰ LUẬN


Câu 6. Hãy nêu điều kiện để vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng trong chất lỏng?


Câu 7. Một khối sắt có thể tích 50cm3 . Nhúng khối sắt này vào trong nước. Cho biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3

   a) Tính trọng lượng khối sắt.

   b) Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối sắt. Khối sắt nổi hay chìm trong nước ?

   c) Khối sắt được làm rỗng. Tính thể tích tối thiểu phần rỗng để khối sắt bắt đầu nổi trên mặt nước ?





































Lời giải chi tiết

1

2

3

4

5

B

B

D

C

C

Câu 4:

Ta có:

A1=P1.h1=10.m1.h1=10.1000.2=20000J

A2=P2.h2=10.m2.h2=10.2000.1=20000J

Vậy A1=A2

Chọn C

Câu 5:

Lực kéo cần thiết là:

F=As=15.100015=1000N

Khối lượng của vật:

m=P10=F10=100010=100kg=1 tạ

Chọn C

Câu 6.

- Khi vật nhúng vào chất lỏng thì :

a) vật nổi khi : FA>P

b) vật chìm khi : FA<P

c) vật lơ lửng khi : FA=P

Câu 7. a) Thể tích khối sắt là 50.106m3

Vì vậy trọng lượng khối sắt là:

P=dVg=7800.50.106.10=3,9(N)

b) Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối sắt:

F=dVg=1000.50.106.10=0,5(N)

Do F < P nên vật bị chìm trong nước.

c) Để vật bắt đầu đi lên và nổi trên mặt nước thì: F>P

dVg>mgV>md=390cm3

Vậy, ta phải tăng thêm thể tích của vật mà vẫn giữ nguyên khối lượng tức là thể tích phần rỗng có giá trị: 39050=340(cm3)