Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ- Chủ đề 1



1. Nhiệt độ và nhiệt kế
  - Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật. Vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn. Vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn.
  - Đơn vị đo nhiệt độ:
     + Đơn vị đo nhiệt độ trong hệ SI là Kelvin (kí hiệu: K).
     + Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng ở Việt Nam là độ C (kí hiệu: 0C).
  - Dụng cụ đo nhiệt độ là nhiệt kế. Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như: nhiệt kế y tế, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu, nhiệt kế điện tử,…

Lưu ý: Ngoài ra còn có một số loại nhiệt kế như: Nhiệt kế kim loại (hoạt động dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của một băng kép) và nhiệt kế đổi màu (dựa vào đặc điểm của một số chất có tính đổi màu theo nhiệt độ, thường dùng trong y tế).

2. Thang nhiệt độ

Thang nhiệt độ Celsius: Ông Celsius đã đề nghị chia nhỏ khoảng cách giữa nhiệt độ đông đặc của nước (0 0C) và nhiệt độ sôi của nước (100 0C) thành 100 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1 độ, kí hiệu là 1 0C. Những nhiệt độ thấp hơn 0 0C gọi là nhiệt độ âm. 

- Ngoài ra còn có thang nhiệt độ Farenhai, Kenvin:
    + Thang nhiệt độ Farenhai, đơn vị là oF, quy ước nhiệt độ của nước đá đang tan là 32oF và nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 212oF. Vậy 1oC trong thang nhiệt độ Xenxiut bằng 1,8oF trong thang nhiệt độ Farenhai.

    + Thang nhiệt độ Kenvin, đơn vị là oK, quy ước là nhiệt độ 0oC tương ứng với 273oK và 100oC tương ứng với 373oK. Vậy 1oC trong thang nhiệt độ Xenxiut bằng 274oK trong thang nhiệt độ Kenvin.

3. Thực hành đo nhiệt độ

Khi đo nhiệt độ của một vật, ta cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Ước lượng nhiệt độ của vật cần đo.
Bước 2: Chọn nhiệt kế phù hợp.
Bước 3: Hiệu chỉnh nhiệt kế đúng cách trước khi đo.
Bước 4: Thực hiện phép đo.
Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.



Sách giáo khoa