BẢNG TUẦN HOÀN HÓA HỌC

1. Nguyên tắc sắp xếp 
   + Các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân của nguyên tử ( ô nguyên tố)
   + Các nguyên tố hóa học có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng (chu kì)
   + Các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau được xếp thành một cột (nhóm)

2. Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
a. Mô tả cấu tạo 
   Vị trí được đặc trưng bởi ô nguyên tố, chu kì (hàng) và nhóm(cột).
   Các nguyên tố họ lanthanide và họ actinide được xếp riêng thành 2 hàng ở cuối bảng tuần hoàn

b. Ô nguyên tố.

c. Chu kì
   - Chu kì gồm các nguyên tố có cùng số lớp electron 
   - Chu kì 1, 2, 3 được gọi là là các chu kì nhỏ, chu kì 4, 5, 6, 7 được gọi là là các chu kì lớn.

d. Nhóm 
   - Gồm 8 nhóm A từ IA đến VIIIA và 8 nhóm B từ IB đến VIIIB.
   - Các nguyên tố trong cùng một nhóm A có số electron lớp ngoài cùng giống nhau, do đó chúng có tính chất hoá học tương tự nhau.
   - Trong cùng một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới, điện tích hạt nhân tăng dần.
   - Số thứ tự của nhóm A bằng số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử của nguyên tố thuộc nhóm đó.

3. Kim loại nhóm A 
    - Các nguyên tố kim loại nhóm A gồm nhóm IA (trừ nguyên tố H), nhóm IIA, nhóm IIIA (trừ nguyên tố B),…
    - Các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA được gọi là nhóm kim loại kiềm 
    - Các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IIA được gọi là nhóm kim loại kiềm thổ

    Kim loại nhóm B
        - Các nguyên tố nhóm B đều là kim loại

4. Phi kim nhóm A
    + Nguyên tố H ở nhóm IA
    + Một số nguyên tố nhóm IIIA và IVA
    + Hầu hết các nguyên tố thuộc nhóm VA, VIA và VIIA

5. Nhóm các khí hiếm
   Nhóm VIIIA gồm các nguyên tố khí hiểm: He, Ne, Ar, Kr, Xe, Rn, Og ... chiếm tỉ lệ thể tích rất ít trong không khí nhưng chúng có những ứng dựng quan trọng trong đời sống.

   Nguyên tử của chúng có lớp vỏ electron ngoài cùng bền vững nên khó bị biến đổi hoá học.
       => Không tham gia liên kết ở điều kiện thường

   Các nguyên tử khác có lớp vỏ ngoài cùng kém bền,  có xu hướng tạo ra lớp vỏ tương tự khí hiếm khi liên kết với nguyên tử khác