Lý thuyết

  • Mục tiêu

Học viên có được những kinh nghiệm khi tự xây dựng một cấu hình máy tính theo nhu cầu cá nhân.

  • Tổng quan

Trước khi Build case máy tính thì bạn cần phải xác định trước những yếu tố như sau:

    •  Bạn sẽ bỏ ra bao nhiêu tiền để xây dựng case.
    • Mục đích Build case là gì ? Làm máy văn phòng, chơi game hay làm đồ họa ?

    • Bạn đã có sẵn những linh kiện gì rồi ? Ví dụ như bạn đã có chuột, bàn phím hay có sẵn 1 cái ổ cứng SSD rồi thì có thể tận dụng và bỏ bớt chi phí cho việc build case.

Sau khi đã xác định được câu trả lời cho các mục trên, chúng ta xem với những thành phần cơ bản của máy tính thì theo từng mục tiêu sẽ có thể lựa chọn như thế nào.

  • CPU

Đây là thứ đầu tiên mà chúng ta phải lựa chọn khi tự xây dựng một cấu hình máy tính mới

    • Với nhu cầu làm việc văn phòng thì đây là nhu cầu mà cấu hình không cần phải quá cao, tổng mức tiền cho một case máy tính chỉ giao động trong khoảng dưới 10 triệu đồng. Do đó mức giá cho một chiếc CPU cũng hạn chế trong khoảng 3 triệu đồng trở xuống, Những chiếc CPU trong tầm giá này không cần có xung nhịp quá cao, hay có quá nhiều nhân, mà chỉ cần số lượng vừa phải. Có thể điểm mặt một vài chiếc CPU nổi bật có mức giá và hiệu năng tương xứng như CPU Intel Pentium G4560, hay CPU AMD Ryzen 3 2200G  đều là những lựa chọn xứng đáng.
    • Với nhu cầu lập trình hay chơi game, đây có lẽ là nhu cầu phổ biến nhất hiện nay. Với nhu cầu này thì những chiếc CPU sẽ đòi hỏi xung nhịp cao, số nhân số luồng nhiều để có thể thực hiện được đa tác vụ một cách tốt nhất. Do là nhu cầu phổ biến nhất vậy nên số lượng sản phẩm cho nhu cầu này cũng là nhiều nhất, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn những chiếc CPU có mức giá trung bình ( trong khoảng từ 3-5 triệu đồng ) như AMD Ryzen 5 3400G với 4 nhân 8 luồng hay Intel Core I5-9400F 6 nhân 6 luồng.. Hay những CPU cao cấp như Intel Core I7, Intel Core I9 hay AMD Ryzen 7.. Tất cả ở đây phụ thuộc vào túi tiền của bạn
       
    • Với nhu cầu làm đồ họa thì cũng giống như với nhu cầu lập trình và chơi game đây là nhu cầu nặng về việc xử lý đa tác vụ cũng như đòi hỏi CPU phải có xung nhịp tốt, do dó ngoài các CPU như AMD Ryzen hay Intel Core, nhu cầu này còn có thể lựa chọn các CPU Intel Xeon, đây là dòng CPU được thiết kế riêng để cho việc xây dựng các máy trạm, xử lý đồ họa cũng như trí tuệ nhân tạo của Intel, do đó nó đề cao về hiệu năng cũng khả năng xử lý mà bỏ qua một vài yếu tố phổ thông. Một vài dòng Intel Xeon nổi bật như Xeon E5 2670, E5 2680...
  • Mainboard

Điều cần lưu ý nhất khi lựa chọn mainboard đó là phải phù hợp với CPU, nghĩa là nếu bạn chọn CPU Intel thì phải chọn mainboard có thể lắp được CPU Intel và ngược lại chọn CPU AMD thì phải chọn mainboard có lắp được CPU AMD. Điều này thì đã được nhà sản xuất lưu ý sẵn trên thông tin của mainboard, do đó bạn chỉ cần đọc kỹ là được. Ngoài ra thì hãy lựa chọn mainboard từ những nhà sản xuất uy tín như MSI, Gigabyte, Asus, AsRock,...

Ngoài ra, khi bạn chọn Mainboard thì bạn nên chọn những loại mà có khả năng nâng cấp về sau này. Vì thường thì khi chúng ta mới bắt đầu build case, bạn sẽ không có đủ tiền để mua ngay các linh kiện có cấu hình cao (trừ các đại gia thì không nói làm gì), chính vì thế bạn hãy lựa chọn các Mainboard có khả năng nâng cấp trong tương lai.

  • RAM

Lưu ý khi chọn Ram thì hai thanh Ram có dung lượng khác nhau thì thanh có dung lượng cao hơn sẽ chạy nhanh hơn, còn khi có cùng dung lượng thi thanh có bus cao hơn sẽ chạy nhanh hơn, ngoài ra khi chọn Ram thì nên để ý tới số lượng khe cắm Ram mà mainboard hỗ trợ, các mainboard hiện giờ đều có tối đa là 4 khe cắm hỗ trợ 64GB ram nhưng mỗi mainboard đều có hạn chế về bus của Ram mà có thể căm trên đó

    • Đối với nhu cầu văn phòng thì tối thiểu chỉ cần 4GB ram với bus là khoảng 1600 là đủ, tất nhiên nếu có nhu cầu xử lý các file Word hay Excel nặng bạn có thể nâng cấp lên 8GB ram với bus 2400 là tốt hơn cả.
    • Đối với nhu cầu lập trình và chơi game thì mức ram tối thiểu bạn nên có là 8Gb với mức bus là 2400, cao cấp hơn bạn có thể nâng cấp lên 16GB với bus 3200 hoặc 4000, mức ram cao cấp nhất hiện nay mà các mainboard hỗ trợ đó là 64G và bus 4000.
    • Đối với nhu cầu đồ họa thì Ram không cần phải quá cao lên đến mức 64Gb, tối thiểu là 8GB và mức phổ thông vẫn là 16Gb với bus 2400.

Những hãng chế tạo RAM nổi tiếng như Corsair, Kingston, GSkill, Adata,..

  • Card Màn hình (VGA)
    • Với nhu cầu văn phòng thì một chiếc VGA là không cần thiết bởi lẽ những CPU cho văn phòng thường đã có tích hợp sẵn card đồ họa onboard trên main là đủ cho những nhu cầu của bạn. Vậy nên bạn hoàn toàn có thể tích kiệm kinh tế với việc bỏ qua VGA
    • Với nhu cầu lập trình đây có lẽ là nhu cầu thấp nhất với card màn hình, với nhu cầu này thì một chiếc GeForce GTX 1050 là hoàn toàn đủ
    • Với nhu cầu chơi game thì bạn hoàn toàn có thể lựa chọn những sản phẩm cao cấp hơn của Nvidia như GeForce GTX 1060, 1660, hay RTX 2060 , 2070, 2080 Ti.. tất cả phụ thuộc vào túi tiền của bạn 
  •           
  • Với nhu cầu thiết kế đồ họa thì bạn có thể chọn những sản phẩm như Nvidia Quadro, đây là dòng card có sự tích hợp của công nghệ tiên tiến hơn giúp việc xuất đồ hoạ (render) các đối tượng chính xác hơn. Do đó sẽ giúp việc thao tác với các nhu cầu đồ họa tốt hơn
  • HDD (Ổ cứng)

Dù đã có sự xuất hiện của SDD nhưng HDD vẫn là đối tượng chính dùng để lưu trữ dù cho nhu cầu sử dụng máy tính của bạn là gì. Với mức giá rẻ như hiện nay thì tùy theo nhu cầu cá nhân mà người dùng có thể lựa chọn một chiếc HDD có dung lượng tối thiểu từ 1TB cho đến 5TB như hiện nay. Một vài yếu tố nhỏ khác mà bạn có thể lưu ý như là dung lượng bộ nhớ đệm ( cache ) từ 64MB cho đến 256MB ( càng lớn thì càng tốt ) hay tốc độ đọc từ 5400rpm đến 7200rpm ( tất nhiên tốt độ đọc càng lớn thì càng tốt). Một số hãng sản xuất HDD nổi tiếng như SEAGATE, Toshiba, Western Digital,..

  • SDD

Đối với nhu cầu văn phòng thì SDD có lẽ không phải là bắt buộc, nhưng đối với nhu cầu lập trình, chơi game hay đồ họa thì SSD sẽ giúp cải thiện rất nhiều về tốc độ trong quá trình làm việc. Những loại SSD mà bạn có thể lựa chọn cũng rất đa dạng. Từ những SSD giá rẻ sử dụng kết nối 2.5 inch( chuẩn phổ thông) với tốc độ đọc, ghi thấp cho đến những SSD cao cấp có khả năng đọc ghi tốc độ cao như m2 Sata hay m2 PCIE,..
Việc lựa chọn SSD thì hoàn toàn phụ thuộc vào túi tiền của bạn với rất nhiều nhà sản xuất uy tín như SamSung, Adata, Kingston...

  • Nguồn PSU

PSU (nguồn máy tính): Bạn đừng coi thường nhé, nguồn máy tính được coi là trái tim của cả bộ máy đó. Nếu như nguồn mà yếu hoặc chập chờn thì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các thành phần khác trong máy tính. Thông thường chúng ta nên mua nguồn từ 400W – 600W tùy thuộc vào các linh kiện mà bạn xác định lắp ráp cũng như nâng cấp về sau này. 

Nên ưu tiên các bộ nguồn có mác 80plus ( đảm bảo hiệu năng thực > 80% so với thông số, ví dụ nguồn 500W thì hiệu suất thực tối thiểu của nó là 400W). Hạn chế mua các nguồn No Name, không rõ nguồn gốc xuất sứ nhé. Các hãng chế tạo PSU nổi tiếng như Seasonic, Silverstone, Antec , Cooler Master

Cuối cùng chúng ta hãy cùng xem một vài cấu hình giới thiệu cho từng nhu cầu nhé:

  • Nhu cầu văn phòng:
    Bo mạch chủ (Mainboard): ASRock B85M Pro4 microATX dùng chipset Intel B85, socket LGA 1150
    CPU (Chíp): Intel Core i3-4150 Haswell
    RAM: 2 thanh Panram Performance 4 GB bus 1600
    Ổ cứng: Western Digital Caviar Blue dung lượng 1 TB/7200 rpm/SATA 3
    Card đồ họa: Palit GTX 750Ti StormX Dual 2 GB GDDR5 
    Nguồn:Antec BP400PX 400W
  • Nhu cầu lập trình/chơi game
    Mainboard:MSI B150M MORTAR
    CPU:Intel Core i5-6400 2.7 GHz / 6MB / HD 530 Graphics / Socket 1151 (Skylake)
    RAM:Gskill 8GB (2x4GB) DR4 Bus 2133Mhz
    VGA:Palit Nvidia GTX 1060 Dual Fan 6GB DDR5 (192bit)
    HDD:Western Caviar Blue 1TB 7200Rpm
    Nguồn (PSU):FSP Power Supply SAGA Series SAGA500 – Active PFC
  • Nhu cầu đồ họa:
    Mainboard: Intel MSI B85M-E45- LGA 1150
    CPU: INTEL XEON E3-1231V3 3.4GHZ (3.8GHZ TURBO BOOST ) HASWELL
    VGA: Card MSI GTX 1060 6GT OC (TIGER)
    RAM 1: G.SKILL RIPJAWS X 8GB (1X 8GB) DDR3 BUS 1600
    RAM 2: G.SKILL RIPJAWS X 8GB (1X 8GB) DDR3 BUS 1600
    Ổ cứng: SSD PLEXTOR M7V 256G SATA 3
    PSU – Nguồn:  COUGAR STX 450 A.PFC
    Case: CASE XIGMATEK SOUNDWAVE A
    Tản nhiệt cho CPU: AARDWOLF GREEN ARROW – 4 HEATPILE BLUE LED

Câu hỏi

Dựa vào nội dung bài học, bạn hãy cho biết nhu cầu lập trình nên chọn CPU tối thiểu là loại nào ?
A. Intel Core I3
B. Intel Core I5
C. Intel Core I7
D. Intel Core I9