Trang chủ > Phần cứng máy tính

Lý thuyết

  • Mục tiêu:

Học viên có cái nhìn chung thiết bị lưu trữ và tính năng của bộ nhớ đối với máy tính.

  • Tổng quan:

    Bộ nhớ máy tính (tiếng Anh: Computer data storage) thường được gọi là bộ nhớ được dùng để lưu trữ dữ liệu trên máy tính. Nó là một linh kiện cơ bản và cốt lõi của các máy tính. Bộ nhớ máy tính có thể chia thành hai dạng: Bộ nhớ trong (main memory) và bộ nhớ ngoài (secondary memory).
  • Bộ nhớ trong:

    Bộ nhớ trong được hiểu là các loại bộ nhớ nằm bên trong máy tính, không thể mang sang máy tính khác được. Hay có thể gọi với tên gọi khác là bộ nhớ chính (Main Memory).
    Bộ nhớ trong bao gồm:
    • Bộ nhớ đệm nhanh (cache memory):
      • Tốc độ truy xuất rất nhanh.
      • Thường nằm trong CPU, một số cache cũ có thể nằm ngoài CPU: như các cache trên đế cắm kiểu slot 1, hoặc cache dạng thanh, có thể tháo rời giống như các thanh RAM ngày nay.
      • Bao gồm Cache L1 và Cache L2, Cache L3 (L3 chỉ có ở một số CPU) có tốc độ truy xuất gần bằng tốc độ truyền dữ liệu trong CPU.
    • Bộ nhớ chính (Main Memory):
      • Bộ nhớ RAM (Random Access Memory), hay còn gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên: Tốc độ truy cập nhanh, sử dụng để lưu trữ dữ liệu tạm thời trong khi máy tính đang xử lý một tác vụ nào đó. Dữ liệu sẽ bị mất đi khi bị cắt nguồn điện.
      • Bộ nhớ ROM (Read Only Memory), là một bộ nhớ chỉ đọc: Lưu trữ các chương trình mà khi mất nguồn điện cũng sẽ không bị (xóa) mất. Ngày nay còn có công nghệ FlashROM tức bộ nhớ ROM không những chỉ đọc mà còn có thể ghi lại được, nhờ có công nghệ này BIOS được cải tiến thành FlashBIOS.
      • Bộ nhớ ảo (Virtual Memory)

  • Bộ nhớ ngoài:

    Bộ nhớ ngoài được hiểu là bộ nhớ máy tính gắn bên ngoài, có thể dùng để mang đi lại được giữa các máy tính. Dữ liệu trong bộ nhớ ngoài sẽ tồn tại ngay cả khi tắt máy, dùng để lưu trữ thông tin lâu dài và hỗ trợ bộ nhớ trong.
    • Đĩa mềm (Floppy disk):
      • Dùng để lưu trữ dữ liệu
      • D=3.5 inches (8.75cm) và dung lượng = 1.44MB
      • Một máy tính có thể không có ổ đĩa mềm


    • Đĩa cứng (Hard disk): 
      • Được gắn sẵn trong ổ cứng
      • Tốc độ đọc ghi rất nhanh (5400/7200 vòng một phút)
      • Nếu bị hư hỏng hoặc kết nối không đúng cách có thể không khởi động được máy tính
    • Đĩa CD: là một trong các loại đĩa quang làm bằng chất dẻo, đường kính 4.5 inches
    • Bộ nhớ bán dẫn dùng công nghệ flash: thẻ nhớ, thanh nhớ usb và ổ cứng thể rắn (SSD)


    • Các loại bộ nhớ dựa trên công nghệ Flash ROM: Kết hợp với chuẩn giao tiếp máy tính USB (Universal Serial Bus) tạo ra các bộ nhớ máy tính di động thuận tiện và đa năng như: Các thiết bị giao tiếp USB lưu trữ dữ liệu, thiết bị giao tiếp USB chơi nhạc số, chơi video số; khóa bảo mật qua giao tiếp USB; thẻ nhớ... Trong tương lai, có thể Flash ROM sẽ dần thay thế các ổ đĩa cứng, các loại đĩa CD, DVD...
  • Các đơn vị đo dung lượng bộ nhớ

Đơn vị cơ bản để đo lượng thông tin là bit. Ngoài ra, thông thường trên máy tính sử dụng các đơn vị là byte, Kilobyte (KB), Megabyte (MB), Gigabyte (GB), Terabyte (TB). Các đơn vị còn lại thì ít khi sử dụng vì nó quá lớn hoặc quá nhỏ.

Dưới đây là định nghĩa chi tiết về các đơn vị đo lượng cơ bản trong máy tính:

- Bit: là đơn vị nhỏ nhất của bộ nhớ máy tính, để lưu trữ một trong hai kí hiệu, được sử dụng để biểu diễn thông tin trong máy tính, là 0 và 1.

- Byte: 1 Byte = 8 Bit. 1 Byte có thể thể hiện 256 trạng thái của thông tin, cho ví dụ như số hoặc số kết hợp với chữ. 1 Byte chỉ có thể biểu diễn một ký tự. 10 Byte có thể tương đương với một từ. 100 Byte có thể tương đương với một câu có độ dài trung bình.

- Kilobyte: 1 KB = 1024 Byte. 1 KB tương đương với 1 đoạn văn ngắn, 100 Kilobyte tương đương với 1 trang A4.

- Megabyte: 
1 MB = 1024KB. Khi máy tính mới ra đời, 1 MB được xem là một lượng dữ liệu vô cùng lớn. Ngày nay, trên một máy tính có chứa một ổ đĩa cứng có dung lượng 500 Gigabyte là điều bình thường thì một MB chẳng có ý nghĩa gì cả. Một đĩa mềm có thể lưu giữ 1,44 MB hay tương đương với một quyển sách nhỏ. 100 MB có thể lưu giữ một vài quyển sách Bách khoa toàn thư. 1 đĩa CD-ROM có dung lượng 600MB.

- Gigabyte: 
1 GB = 1024MB. GB (Gigabyte) là một thuật ngữ khá phổ biến được sử dụng hiện nay khi đề cập đến không gian đĩa hay ổ lưu trữ. Một Gigabyte là một lượng dữ liệu lớn bằng gần gấp đôi lượng dữ liệu mà một đĩa CD-ROM có thể lưu trữ. Nhưng bằng khoảng 1.000 lần dung lượng của một đĩa mềm. 1 GB có thể lưu trữ được nội dung số lượng sách có độ dài khoảng gần 10 mét khi xếp trên giá. 100 GB có thể lưu trữ nội dung số lượng sách của cả một tầng thư viện.

- Terabyte: 1 TB = 1024GB , hay xấp xỉ một nghìn tỷ (triệu triệu) byte. Đơn vị này rất lớn nên hiện này vẫn chưa phải là một thuật ngữ phổ thông. 1 Terabyte có thể lưu trữ khoảng 3,6 triệu bức ảnh có kích thước 300 KB hoặc video có thời lượng khoảng 300 giờ chất lượng tốt. 1 TB có thể lưu trữ 1.000 bản copy của cuốn sách Bách khoa toàn thư. 10 TB có thể lưu trữ được cả một thư viện. Đó là một lượng lớn dữ liệu.

Câu hỏi

Hệ thống nhớ của máy tính bao gồm?
A. Cache, bộ nhớ ngoài
B. Đĩa quang, bộ nhớ trong
C. Bộ nhớ ngoài, ROM
D. Bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài