Bài 1 Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên - Chủ đề Mở đầu





I. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên
Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là cách thức tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống, chứng minh được các vấn đề trong thực tiễn bằng các dẫn chứng khoa học.

Phương pháp này gồm các bước sau:



Ví dụ hiện tượng tự nhiên : sóng thần, mưa to, cháy rừng, gió, mùa nắng, hạn hán, động đất


II. Một số kĩ năng tiến trình học tập môn Khoa học tự nhiên
   Kĩ năng tiến trình là các kĩ năng mà các nhà khoa học sử dụng trong quá trình nghiên cứu.

   Một số kĩ năng tiến trình cơ bản thường được áp dụng là kĩ năng: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo, viết báo cáo, thuyết trình

   Hiện tượng tự nhiên thường xảy ra : sóng thần, động đất, cháy rừng, hạn hán
   Hiện tượng tự nhiên là thảm hoạ thiên nhiên : mưa to,  gió, mùa nắng

III. Sử dụng các dụng cụ đo trong nội dung môn Khoa học tự nhiên 7
1. Cổng quang điện
   - Cổng quang điện có thể được sử dụng trong rất nhiều các thí nghiệm vật lý, ví dụ như thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do, thí nghiệm đo vận tốc của 1 vật lăn, thí nghiệm đo thời gian của vật chuyển động tròn. Cổng quang điện có khả năng đo thời gian, xác định vận tốc và gia tốc.

Video cổng quang điện : https://www.youtube.com/watch?v=raZUKtbmxM8

    - Dao động kí hiển thị đồ thị của tín hiệu điện theo thời gian

2. Đồng hồ đo thời gian hiện số

    Đồng hồ đo thời gian hiện số hoạt động như một đồng hồ bấm giây nhưng được điều khiển bằng cổng quang.

IV. Báo cáo thực hành
1. Viết báo cáo thực hành

2. Viết và trình bày báo cáo, thuyết trình

Để hoạt động thuyết trình thảo luận hiệu quả, cần chú ý:

Chuẩn bị: Vấn đề thuyết trình, dàn bài của báo cáo, thu thập tư liệu, cách trình bày báo cáo,...
Hoạt động nhóm: Lập kế hoạch công việc, phân công người phụ trách, tiến trình thực hiện,...
Báo cáo: Mỗi bài báo cáo có tối thiểu 4 nội dung: Mục đích báo cáo, thuyết trình; chuẩn bị và các bước tiến hành; kết quả và thảo luận; kết luận




Bài 1: Kĩ năng quan sát và kĩ năng dự đoán được thể hiện qua ý nào trong các trường hợp sau?
   a) Gió mạnh dần, mây đen kéo đến, có thể trời sắp có mưa.
   b) Người câu cá thấy cần câu bị uốn cong và dây cước bị kéo căng, có lẽ một con cá to đã cắn câu.


Bài 2: Cho một cốc nước ấm để trong điều kiện nhiệt độ phòng.
   a) Em hãy lựa chọn các dụng cụ, thiết bị phù hợp có trong phòng thí nghiệm để xác định nhiệt độ, khối lượng và thể tích của nước trong cốc.
   b) Sau 10 phút, nhiệt độ của nước trong cốc thay đổi thế nào?
   c) Em đã sử dụng các kĩ năng nào để giải quyết các vấn đề trên?



làm 1.1 đến 1.4




Bài 1: Kĩ năng quan sát và kĩ năng dự đoán được thể hiện qua ý nào trong các trường hợp sau?
   a) Gió mạnh dần, mây đen kéo đến, có thể trời sắp có mưa.
   b) Người câu cá thấy cần câu bị uốn cong và dây cước bị kéo căng, có lẽ một con cá to đã cắn câu.

Trả lời: 
a) Kĩ năng quan sát: Gió mạnh dần, mây đen kéo đến.
   Kĩ năng liên kết: Gió lớn, mây đen là dấu hiệu cho thấy trời sắp mưa.
   Kĩ năng dự báo: Có thể trời sắp có mưa.

b) Kĩ năng quan sát: Cần câu bị uốn cong và dây cước bị kéo căng.
   Kĩ năng liên kết: Cần câu bị uốn cong và dây cước bị kéo căng là dấu hiệu cá lớn cắn mồi.
   Kĩ năng dự báo: Có lẽ một con cá to đã cắn câu.


Bài 2: Cho một cốc nước ấm để trong điều kiện nhiệt độ phòng.
   a) Em hãy lựa chọn các dụng cụ, thiết bị phù hợp có trong phòng thí nghiệm để xác định nhiệt độ, khối lượng và thể tích của nước trong cốc.
   b) Sau 10 phút, nhiệt độ của nước trong cốc thay đổi thế nào?
   c) Em đã sử dụng các kĩ năng nào để giải quyết các vấn đề trên?

Trả lời:
a)
   - Sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước.
   - Sử dụng cân để đo khối lượng cốc nước.
   - Sử dụng cốc đong, ống đong để đo thể tích nước trong cốc.
b) Sau 10 phút cốc nước tỏa nhiệt ra môi trường, nhiệt độ cốc nước giảm dần.
c) Em đã sử dụng các kĩ năng: Quan sát, liên kết, dự báo, đo, để giải quyết các vấn đề trên.