Bài 1 : CHẤT

1. VẬT THỂ, CHẤT

- Vật thể: Là toàn bộ những gì xung quanh chúng ta và trong không gian.

- Vật thể gồm 2 loại: Vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.

+ Vật thể tự nhiên: cây, núi, sông, đá,…

+ Vật thể nhân tạo: bàn ghế, sách vở, đèn điện,…

- Chất: là nguyên liệu cấu tạo nên vật thể. Chất có ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất.

2. TÍNH CHẤT CỦA CHẤT

- Mỗi chất có những tính chất nhất định, bao gồm tính chất vật lý và tính chất hoá học.

+ Tính chất vật lý: Trạng thái (rắn, lỏng, khí), màu sắc, mùi vị, tính tan, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ sôi (tos), nhiệt độ nóng chảy (tonc), khối lượng riêng (d).

+ Tính chất hoá học: Là khả năng bị biến đổi thành chất khác: Khả năng cháy, nổ, tác dụng với chất khác.

-  Hiểu các tính chất của chất, chúng ta có thể:

+ Phân biệt chất này với chất khác

Ví dụ: Cồn cháy còn nước không cháy; Đồng là kim loại màu đỏ còn nhôm là kim loại có màu trắng xám.

+ Biết sử dụng chất an toàn

Ví dụ: H2SO4 đặc nguy hiểm, gây bỏng nên cần cẩn thận khi sử dụng

+ Biết ứng dụng chất thích hợp vào trong đời sống và sản xuất

Ví dụ: Cao su không thấm nước, đàn hồi nên dùng để chế tạo săm, lốp xe…

3. HỖN HỢP VÀ CHẤT TINH KHIẾT

a) Hỗn hợp

- Hỗn hợp là 2 hay nhiều chất trộn lại với nhau. Mỗi chất trong hỗn hợp được gọi là 1 chất thành phần.

- Hỗn hợp gồm có 2 loại (phần mở rộng):

+ Hỗn hợp đồng nhất: là hỗn hợp không xuất hiện ranh giới phân cách giữa các chất thành phần.

Ví dụ: Hỗn hợp nước và rượu; nước khoáng, nước muối, nước đường



+ Hỗn hợp không đồng nhất: là hỗn hợp có xuất hiện ranh giới phân cách giữa các chất thành phần.

Ví dụ: Hỗn hợp dầu ăn và nước.

- Tính chất của hỗn hợp: Hỗn hợp có tính chất không ổn định, thay đổi phụ thuộc vào khối lượng và số lượng chất thành phần.

b) Chất tinh khiết

- là chất không có lẫn chất nào khác. Chất tinh khiết có tính chất nhất định, không thay đổi.

Ví dụ: Nước cất

4. TÁCH CHẤT RA KHỎI DUNG DỊCH

- Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp

Ví dụ: Tách muối ra khỏi hỗn hợp muối + nước, ta đun sôi hỗn hợp, nước bốc hơi đi, còn lại chất rắn màu trắng là muối.




Bài 2 : NGUYÊN TỬ

1. Định nghĩa

- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, cấu tạo nên các chất.

- Đường kính nguyên tử khoảng 10-8 cm

Ví dụ về sự nhỏ bé của nguyên tử: 4 triệu nguyên tử sắt xếp liền nhau mới dài cỡ 1 mm!


2. Cấu tạo

Chú ý:

   + Vì nguyên tử trung hòa về điện => số proton = số electron

          + khối lượng nguyên tử ≈ khối lượng hạt nhân

 

Hạt electron

Hạt proton

Hạt nơtron

Kí hiệu

e

p

n

Điện tích

- 1

+ 1

Không mang điện

Chú ý: Hiđro là nguyên tử đặc biệt chỉ có duy nhất một hạt proton.

3. Lớp electron

- Trong nguyên tử, các e chuyển động rất nhanh và sắp xếp thành từng lớp từ trong ra ngoài, có một số electron nhất định.

+ Lớp 1: có tối đa 2e

+ Lớp 2, 3, 4…  tối đa 8e

- Khối lượng nguyên tử = số P + số N + số e = số P + số N (vì e có khối lượng rất nhỏ nên bỏ qua).





Bài 3: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

1. ĐỊNH NGHĨA

- Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.

- Số proton là số đặc trưng của nguyên tố hóa học.

2. KÍ HIỆU HÓA HỌC 

- Mỗi nguyên tố hóa học được biểu diễn bằng 1 hoặc 2 chữ cái, trong đó chữ cái đầu được viết ở dạng chữ in hoa gọi là kí hiệu hóa học.

- Cách viết kí hiệu hóa học:

+ Chữ cái thứ nhất viết in hoa. Ví dụ: Cacbon: C; hiđro: H; oxi: O

+ Chữ cái thứ hai (nếu có) viết in thường. Ví dụ: Fe; Na

Ví dụ:  + Nguyên tố Natri được kí hiệu : Na

            + Nguyên tố Oxi được kí hiệu: O

- Theo quy ước, mỗi kí hiệu của nguyên tố còn chỉ 1 nguyên tử nguyên tố đó

Ví dụ: muốn chỉ hai nguyên tử hiđro viết 2 H.


3. NGUYÊN TỬ KHỐI

- Nguyên tử có khối lượng vô cùng nhỏ bé, nếu tính bằng gam thì số quá nhỏ và không tiện sử dụng.

Ví dụ: khối lượng của 1 nguyên tử C bằng 1,9926.10-23 gam (số nhỏ và cồng kềnh gây khó khăn cho việc tính toán)

=> do đó người ta quy ước: Lấy 1/12 khối lượng nguyên tử C làm đơn vị khối lượng nguyên tử gọi là đơn vị cacbon (viết tắt là đvC)

1 đvC = 112 khối lượng nguyên tử C

Ví dụ:

C = 12 đvC

H = 1 đvC

O = 16 đvC

Ca = 40 đvC

Nguyên tử khối là khối lượng của 1 nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon.

- Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt.

* Cách ghi nhớ nguyên tử khối: Mỗi ngày học thuộc 5 nguyên tố trong bảng

4. CÓ BAO NHIÊU NGUYÊN TỐ HÓA HỌC?

- Có trên 110 nguyên tố (trong đó có 92 nguyên tố tự nhiên, còn lại là các nguyên tố nhân tạo, được tổng hợp từ phòng thí nghiệm).

- Các nguyên tố tự nhiên có trong vỏ Trái đất không đồng đều: Oxi là nguyên tố phổ biến nhất, chiếm 49,4% về khối lượng, sau đó là silic (25,8%),…





Bài 4 : ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT

I. ĐƠN CHẤT

1. Khái niệm

- Khí oxi tạo nên từ nguyên tố O.

- Kim loại natri tạo nên từ nguyên tố Na.

- Kim loại nhôm tạo nên từ nguyên tố Al.

=> khí oxi, kim loại Na, Al gọi là đơn chất.

* Định nghĩa: Đơn chất do 1 nguyên tố hoá học cấu tạo nên.

- Đơn chất kim loại: Dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim.

- Đơn chất phi kim: Không dẫn điện, không dẫn nhiệt, không có ánh kim.

*Kết luận:

- Đơn chất do 1 nguyên tố hóa học cấu tạo nên.

- Gồm 2 loại đơn chất : Đơn chất kim loại và đơn chất phi kim.

2. Đặc điểm cấu tạo

- Đơn chất kim loại: Nguyên tử sắp xếp khít  nhau và theo một trật tự xác định.


- Đơn chất phi kim: Nguyên tử liên kết với nhau theo một số nhất định (thường là 2 nguyên tử).


II. HỢP CHẤT

1. Khái niệm

Ví dụ:

Nước: H2O gồm nguyên tố H và nguyên tố O.

- Muối ăn: NaCl gồm nguyên tố Na và Cl.

- Axit sunfuric: H2SO4 gồm nguyên tố H, S và O.                                                  

* Định nghĩa: Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học trở lên.

- Hợp chất gồm:

   + Hợp chất vô cơ: H2O, NaOH, NaCl, H2SO4....

   + Hợp chất hữu cơ: CH(metan), C12H22O11 (đường), C2H(axetilen), C2H(etilen),...

2. Đặc điểm cấu tạo

- Trong hợp chất: Nguyên tố liên kết với nhau theo một tỷ lệ và một thứ tự nhất định.

III. PHÂN TỬ 

1. Định nghĩa

Ví dụ: 

- Khí hiđro, oxi : 2 nguyên tử cùng loại liên kết với nhau.

- Nước : 2H liên kết với 1O

- Muối ăn: 1Na liên kết với 1Cl

* Định nghĩa: Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.

2. Phân tử khối

Định nghĩa: Phân tử khối là khối lượng của một phân tử tính bằng đơn vị Cacbon (đvC)

VD: O2 = 2.16 = 32 đvC ; Cl2 = 71 đvC.

      CaCO3 = 100 đvC ; H2SO4 = 98 đvC.

IV. TRẠNG THÁI CỦA CHẤT

- Mỗi mẫu chất là một tập hợp vô cùng lớn những hạt nguyên tử hay phân tử.

- Tuỳ điều kiện mỗi chất có thể ở 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí. Ở trạng thái khí các hạt cách xa nhau.

* So sánh đơn chất và hợp chất

 

Đơn chất

Hợp chất

Ví dụ

Sắt, đồng, oxi, nitơ, than chì…

Nước, muối ăn, đường…

Khái niệm

Là những chất do 1 nguyên tố hoá học cấu tạo nên

Là những chất do 2 hay nhiều nguyên tố hoá học cấu tạo nên

Phân loại

Gồm 2 loại: Kim loại và phi kim.

Gồm 2 loại: hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ

Phân tử

(hạt đại diện)

- Gồm 1 nguyên tử: kim loại và phi kim rắn

- Gồm các nguyên tử cùng loại: Phi kim lỏng và khí

- Gồm các nguyên tử khác loại thuộc các nguyên tố hoá học khác nhau

Công thức hóa học

- Kim loại và phi kim rắn:

CTHH = KHHH                 (A)

- Phi kim lỏng và khí:

CTHH = KHHH + chỉ số    (Ax)

CTHH = KHHH của các nguyên tố + các chỉ số tương ứng

          AxBy

 * So sánh nguyên tử và phân tử

 

Nguyên tử

Phân tử

Định nghĩa

Là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, cấu tạo nên các chất

Là hạt vô cùng nhỏ, đại diện cho chất và mang đầy đủ tính chất của chất

Sự biến đổi trong phản ứng hoá học.

Nguyên tử được bảo toàn trong các phản ứng hoá học.

Liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác

Khối lượng

Nguyên tử khối (NTK) cho biết độ nặng nhẹ khác nhau giữa các nguyên tử và là đại lượng đặc trưng cho mỗi nguyên tố

NTK là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị Cacbon

Phân tử khối (PTK) là khối lượng của 1 phân tử tính bằng đơn vị Cacbon

PTK = tổng khối lượng các nguyên tử có trong phân tử.





Bài 5 : CÔNG THỨC HÓA HỌC

ICÔNG THỨC HOÁ HỌC CỦA ĐƠN CHẤT

1. Đơn chất kim loại

- Hạt hợp thành là nguyên tử: Ký hiệu hoá học được coi là công thức hoá học.

Ví dụ: Cu, Na, Zn, Fe.

2. Đơn chất phi kim

- Hạt hợp thành là nguyên tử : Ký hiêu hoá học là công thức hoá học.

Ví dụ: C, P, S.

- Hạt hợp thành là phân tử (thường là 2 nguyên tử): Thêm chỉ số ở chân ký hiệu.

Ví dụ: O2, H2, N2.

Kêt luận: Công thức chung của đơn chất là: An

- Trong đó : A là kí hiệu hóa học của nguyên tố

                   n là chỉ số (có thể là 1, 2, 3, 4…), nếu n = 1 thì không viết

Ví dụ:  Cu, H2, O2

II. CÔNG THỨC HOÁ HỌC CỦA HỢP CHẤT

- Công thức dạng chung của hợp chất là: AxBy, AxByCz

Trong đó:

+ A, B, C,… là kí hiệu hóa học của từng nguyên tố

+ x, y, z,… là các số nguyên, là chỉ số nguyên tử của nguyên tố trong một phân tử hợp chất.

*Lưu ý: CaCO3 thì CO3 là nhóm nguyên tử.

Ví dụ:

- CTHH của nước là:  H2O

- CTHH của muối ăn là:  NaCl

- CTHH của khí cacbonic là:  CO2

III. Ý NGHĨA CỦA CÔNG THỨC HÓA HỌC

Mỗi công thức hóa học chỉ 1 phân tử của chất, cho biết

- Nguyên tố nào tạo ra chất

- Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 phân tử chất

- Phân tử khối của chất

Ví dụ: Từ công thức hóa học của N2, ta biết được:

- Đơn chất được tạo bởi nguyên tố Nitơ

- Có 2 nguyên tử Nitơ tạo thành phân tử

- Phân tử khối = 14.2 = 28 đvC

IV. CÁCH DIỄN ĐẠT CÔNG THỨC HÓA HỌC

nAx: n phân tử Ax

nAxBy: n phân tử AxBy

nA: n nguyên tử A

Ví dụ:

+ 2Cl: 2 nguyên tử clo
+ Cl2: 1 phân tử Cl2
+ 3H2O: 3 phân tử H2O.
+ Năm nguyên tử đồng: 5Cu
+ Bốn phân tử khí hiđro: 4H2
+ Năm phân tử kali sunfat (2K, 1S, 4O): 5K2SO4






Bài 6 : PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP TÍNH PHÂN TỬ KHỐI

* Cách tính phân tử khối

- Phân tử khối là tổng số nguyên tử khối của các nguyên tử tạo thành phân tử.

Bước 1: Dựa vào kí hiệu hóa học, xác định được nguyên tử khối của mỗi nguyên tử

Bước 2: Nhân nguyên tử khối với số nguyên tử của nguyên tố đó

Bước 3: Cộng các tích của các nguyên tố với nhau

Có 2 dạng phân tử sau:

Dạng 1: AnBm 

- Xác định nguyên tử khối của A và B (kí hiệu là MA và MB)

- Nguyên tố A có n nguyên tử, nguyên tố B có m nguyên tử

=> phân tử khối của chất AnBm là:  n.M+ m.MB

Dạng 2: An(BCp)m có 2 cách làm:

- Xác định nguyên tử khối của A, B và C (kí hiệu là MA, MB và MC)

- Nguyên tố A có n nguyên tử, nguyên tố B có m nguyên tử, nguyên tố C có p.m nguyên tử.

+ Cách 1: Phân tử khối = n.MA + (MB + p.MC).m

+ Cách 2: Phân tử khối = n.MA + m.MB + p.m.MC 





Bài 7 : HÓA TRỊ

I. CÁCH XÁC ĐỊNH HOÁ TRỊ MỘT NGUYÊN TỐ

Quy ước: Gán cho H hoá trị I, chọn làm đơn vị.

+ Một nguyên tử của nguyên tố khác liên kết với bao nhiêu nguyên tử Hiđro thì nói nguyên tố đó có hoá trị bằng bấy nhiêu.

   Ví dụ:  HCl: Cl có hoá trị I;     H2O: O có hóa trị II;   NH3: N có hóa trị III

+ Dựa vào khả năng liên kết của các nguyên tố khác với O. (Hoá trị của oxi bằng 2 đơn vị, Oxi có hoá trị II).

   Ví dụ: K2O: K có hoá trị I;   BaO: Ba có hóa trị II

- Hoá trị của nhóm nguyên tử:

   Ví dụ: đối với chất HNO3 thì nhóm NOcó hoá trị I vì liên kết với 1 nguyên tử H.

          H2SO4 thì nhóm SO4 có hoá trị II vì liên kết với 2 nguyên tử H.

          HOH : nhóm OH có hóa trị I

          H3PO4: nhóm PO4 có hóa trị III.

Kết luận: 

Hoá trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.

- Hóa trị của một nguyên tố được xác định theo hóa trị của H chọn làm đơn vị và hóa trị của O là 2 đơn vị.

II. QUY TẮC HOÁ TRỊ

1. Quy tắc hóa trị:

*CTTQ: AaxBby  ax = by  với x, y, a, b là các số nguyên

*Quy tắc: Trong CTHH, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia. Quy tắc này đúng cho cả B là nhóm nguyên tử.

2. Vận dụng:

a. Tính hoá trị của một nguyên tố: 

Để tính hóa trị của một nguyên tố, ta thực hiện như sau:

+ Gọi a là hóa trị nguyên tố cần tìm.

+ Dựa vào quy tắc hóa trị để tìm a

Ví dụ 1: Tìm hóa trị Cu trong CuCl2 biết Cl có hóa trị I

Giải: Gọi a là hóa trị của Cu, theo quy tắc hóa trị ta có: 1 . a = I . 2

=> a = II

Vậy Cu có hóa trị II

Ví dụ 2: Tính hóa trị của Ca trong hợp chất CaCObiết COcó hóa trị II

Coi cả nhóm CO3 là 1 nguyên tố có hóa trị II

Ta có: Caa(CO3II) => a . 1 = 1 . II  a = II 

Nhận xét:  a.x = b.y = Bội số chung nhỏ nhất

b. Lập công thức hoá học của hợp chất theo hoá trị:

Để lập công thức hóa học của hợp chất theo hóa trị, ta làm như sau:

+ Viết công thức dạng chung: AxBy

+ Áp dụng quy tắc về hóa trị: x.a = y.b với a, b lần lượt là hóa trị của nguyên tố A và B

+ Chuyển thành tỉ lệ: xy=ba=ba

+ Lấy x = b (hoặc x = b’) và y = a (hoặc y = a’) nếu a’, b’ là những số nguyên đơn giản hơn so với a và b

+ Viết thành công thức hóa học

Ví dụ: Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi C (IV) và O (II)

Giải: Công thức dạng chung: CxOy

Áp dụng quy tắc hóa trị, ta có: IV . x = II . y

=> rút ra tỉ lệ: xy=24=12

=> lấy x = 1 và y = 2

Vậy công thức hóa học của hợp chất trên là CO2 






PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP LẬP CÔNG THỨC HÓA HỌC DỰA VÀO CẤU TẠO PHÂN TỬ

* Công thức hóa học của đơn chất (do 1 nguyên tố tạo nên):

CTHH: dạng Ax

+) Với x = 1: gồm một số phi kim và tất cả kim loại: S, C, Si, Fe, Cu, Zn, …

+) Với x = 2: gồm các chất khí như: O2, H2, Cl2, N2,…

* Công thức hóa học của hợp chất (do 2 nguyên tố trở lên tạo nên):

CTHH dạng: AxByCz 

Trong đó:

+ A, B, C,… là kí hiệu hóa học của từng nguyên tố

+ x, y, z,… là các số nguyên, là chỉ số nguyên tử của nguyên tố trong một phân tử hợp chất.

Ví dụ: Trong phân tử CaCO3 có 1 nguyên tử Ca, 1 nguyên tử C và 3 nguyên tử O

* Phương pháp giải bài tập

+ Đối với bài tập cho biết số các nguyên tử tạo nên phân tửta chỉ cần sắp xếp các nguyên tố theo thứ tự đã cho và dựa vào số nguyên tử để kết luận chỉ số của nguyên tử đó.

+ Đối với bài tập biết các nguyên tố tạo nên và phân tử khối của hợp chất:

Bước 1: Gọi công thức tổng quát dạng AxBy.

Bước 2: Dựa vào phân tử khối của AxBy => lập phương trình 2 ẩn x và y

Bước 3: Cho x tăng dần các giá trị từ 1, 2, 3… và tìm các giá trị y tương ứng. Dựa vào điều kiện x và y đều là các số nguyên dương để chọn giá trị phù hợp.

Bước 4: Kết luận CTHH phù hợp.

+ Đối với bài tập cho biết hóa trị và phân tử khối:

Bước 1: Từ hóa trị đã cho đầu bài => Tìm công thức hóa học phù hợp với quy tắc hóa trị

Bước 2: Dựa vào phân tử khối => viết phương trình và tìm nguyên tố còn lại

Bước 3: Kết luận CTHH phù hợp






Bài 9 : PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP LẬP CÔNG THỨC HÓA HỌC DỰA VÀO THÀNH PHẦN PHÂN TỬ

*Công thức tính phần trăm khối lượng của 1 nguyên tố có trong hợp chất:

Giả sử hợp chất có dạng AxByCz 

...

* Phương pháp giải

Bước 1: Lập công thức hóa học tổng quát của X dạng AxBy

Bước 2: Dựa vào phần trăm khối lượng của X, xét tỉ lệ x : y hoặc lập hệ PT tìm x và y.

Bước 3: Kết luận công thức hóa học.