KIỂM TRA 45 PHÚT HÓA 9 LẦN 4 MÃ ĐỀ: 132 I, Trắc nghiệm (5,0 đ): Hãy chọn câu trả lời đúng và điền vào phiếu trả lời trắc nghiệm Câu 1: Hãy chọn câu phát biểu không đúng về tính chất vật lí của benzen. A Tan rất tốt trong nước B Là chất lỏng ở điều kiện thường C Hòa tan được dầu ăn D Nhẹ hơn nước Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 5,6 gam hợp chất hữu cơ X thu được 17,6 gam CO2 và 7,2 gam H2O. Biết tỉ khối hơi của X so với khí hidro là 28. Công thức phân tử của X là A C4H8 B C2H6O C C3H6 D C2H4O2 Câu 3: Cho dãy chuyển hóa sau: CH4 1500o ⎯⎯⎯→C C2H2 2 3 ⎯⎯⎯⎯⎯→ +H d PbCO ,P / X , , o ⎯⎯⎯→ xt P t PE, X là chất nào? A C2H5OH B C2H4Br2 C C2H4 D CH3COOH Câu 4: Thuốc thử để phân biệt axetilen với metan là A dd Ca(OH)2 B dd Br2 C dd HCl D dd Br2 hoặc ddAgNO3/NH3 Câu 5: Cho 100 g dung dịch CH3COOH tác dụng hoàn toàn với dung dịch Na2CO3 (lấy dư) thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc). Nồng độ % của dung dịch CH3COOH là A 24% B 12% C 10% D 6% Câu 6: Pha 30 ml dung dịch rượu 40 o với 30 ml nước được 60 ml dung dịch rượu X. độ rượu của X là A 30o B 20o C 25o D 35o Câu 7: Cho benzen tác dụng với brom dư thu được 1,57 gam brombenzen. Với hiệu suất phản ứng là 80% thì khối lượng bezen cần dùng là bao nhiêu? A 0,624 gam B 0,975 gam C 0,88 gam D 0,78 gam Câu 8: Cho 6 gam CH3COOH tác dụng với 9,2 gam C2H5OH thu được 5,5 gam CH3COOC2H5. Hiệu suất phản ứng là A 60,3% B 62,5% C 69,7% D 65,5% Câu 9: vì sao chưng cất được rượu etylic trong phương pháp lên men ? A Nhiệt độ sôi của rượu bằng nhiệt độ sôi của nước B Nhiệt độ sôi của rượu (78,3oC) thấp hơn nhiệt độ sôi của nước C Vì rượu tan ít trong nước D Nhiệt độ sôi của rượu cao hơn nhiệt độ sôi của nước Câu 10: Đâu là công thức phân tử của benzen? A C6H5OH B C2H2 C C6H6 D C6H5Br Câu 11: Rượu etylic tác dụng được với những chất nào dưới đây (các điều kiện xem như có đủ)? A KOH, Mg, CH3COOH B NaOH, HCl, O2 C NaOH, Na, Cu D O2, Na, CH3COOH Câu 12: Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là gì? A Khí axetilen B Khí etilen C Khí etan D Khí metan Câu 13: Đâu không phải là sản phẩm chế biến từ dầu mỏ A Axit axetic B Dầu thô C Xăng D Khí đốt Câu 14: Axit axetic tác dụng được với những chất nào dưới đây? A CuO, Pb, NaOH B NaCl, Na, Mg C Ag, KOH, Na2CO3 D Cu, NaOH, C2H5OH Câu 15: Số lượng phát biểu đúng về tính chất hóa học của benzen: (I) Tác dụng với brom có mặt bột sắt; (II) Tham gia phản ứng cộng với H2 có xúc tác Ni, t0 ; (III) Tham gia phản ứng cộng và không tham gia phản ứng thế; (IV) Tham gia phản ứng cháy A 3 B 4 C 1 D 2 Câu 16: Đâu không phải là yêu cầu để sử dụng nhiên liệu có hiệu quả A Cung cấp đủ không khí hoặc oxi cho qua trình cháy B Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí hoặc oxi C Điều chỉnh lượng nhiên liệu phù hợp với nhu cầu sử dụng D Để củi thật lớn cho việc đốt cháy được lâu Câu 17: Biết 0,01 mol hidrocacbon X tác dụng tối đa với 200 ml dung dịch brom 0,1M. vậy X là hidrocacbon nào trong số các chất sau? A C2H4 B C6H6 C C2H2 D CH4 Câu 18: Nguyên liệu để điều chế axit axetic bằng phương pháp lên men là A Benzen B Butan C Rượu etylic D Etylaxetat Câu 19: Trên nhãn chai rượu ghi 12o , điều đó có nghĩa là trong 100 ml hỗn hợp rượu và nước có số ml rượu etylic nguyên chất là A 200 B 24 C 100 D 12 Câu 20: Rượu etylic phản ứng được với natri vì trong phân tử có A Nhóm –COOH B Nhóm –CO C Nhóm -OH D Nhóm –CHO II, Tự luận (5,0 đ) Câu 1 (2,0 đ): Viết PTHH hoàn thành chuỗi phản ứng sau: C2H4Br ⎯⎯4 C2H4 ⎯⎯→1 C2H5OH ⎯⎯→2 CH3COOH ⎯⎯→3 CH3COOC2H5 Câu 2 (3,0 đ): Đốt cháy hoàn toàn rượu etylic trong khí oxi lấy dư thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc). a. Tính khối lượng rượu etylic đã tham gia phản ứng b. Tính thể tích khí oxi tham gia phản ứng (đktc). c. Thể tích rượu etylic đã tham gia phản ứng là bao nhiêu? Biết rằng khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8g/ml. (cho biết NTK: C= 12, H= 1, O= 16, Na= 23, Br =80, K = 39) Đáp án : 1. A 2. A 3. C 4. D 5. B 6. B 7. B 8. B 9. B 10. C 11. D 12. D 13. A 14. A 15. A 16. D 17. C 18. C 19. D 20. C