Đề bài

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nhóm các dung dịch có p H > 7

A. HCl, HNO3

B. NaCl, KNO3

C. NaOH, Ba(OH)2

D. Nước cất, nước muối


Câu 2: Dung dịch Ca(OH)2 không phản ứng được với

A. Dung dịch Na2CO3

B. Dung dịch MgSO4

C. Dung dịch CuCl2

D. Dung dịch KNO3


Câu 3: Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch các chất sau:

CuCl2, Ba(OH)2, K2SO4. Thuốc thử để nhận biết cả 3 chất là:

A. H2O

B. dung dịch Ba(NO3)2

C. Dung dịch KNO3

D. Dung dịch NaCl


Câu 4: Thành phần phần trăm của Na và trong hợp chất NaOH và lần lượt là:

A. 54,0%

B. 56,0%

C. 57,5%

D. 54,1%


Câu 5: Trong các hợp chất sau hợp chất có trong tự nhiên dùng làm phân bón hóa học:

A. Ca3(PO4)2

B. CaCO3

C. Ca(OH)2

D. CaCl2


Câu 6: Khi cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3, hiện tượng thí nghiệm quan sát được là

A. có kết tủa trắng xanh

B. có kết tủa màu đỏ nâu

C. có khí thoát ra

D. không có hiện tượng gì


Câu 7: Cho phương trình hóa học:

a NaCl (dd) + b H2O → c NaOH (dd) + dCl(k) + e H(k)

Các hệ số a, b, c, d,e lần lượt là:

A. 1,1,2,1,2

B. 1,2,2,1,1

C. 2,2,2,1,1

D. 2,2,1,1,1


Câu 8: Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo thành sản phẩm khí:

A. Bari oxit và axit sunfuric

B. Bari hidroxit và axit sunfuric

C. Bari cacbonat và axit sunfuric


Câu 9: Để khử chua đất nông nghiệp, người ta sử dụng hoá chất:

A. CaO

B. Ca(OH)2 dạng bột

C. dung dịch Ca(OH)2

D. dung dịch NaOH


Câu 10: Cặp chất tác dụng với nhau là:

A. Na2CO+ KCl

B. NaCl + AgNO3

C. ZnSO4 + CuCl2

D. Na2SO4 + AlCl3


Câu 11: Chất nào sau đây còn có tên gọi là “nước vôi trong”?

A. Ca(OH)2

B. Cu(OH)2

C. Zn(OH)2

D. NaOH


Câu 12: Dãy các bazo bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit bazo tương ứng với nước

A. Cu(OH)2 ; Zn(OH)2 ; Al(OH)3

B. Cu(OH)2 ; Zn(OH)2; Al(OH)3 ; NaOH

C. Fe(OH)3 ; Cu(OH)2 ; KOH; Mg(OH)2


Câu 13: Dung dịch Ca(OH)2 và dung dịch NaOH có những tính chất hóa học của bazo tan vì:

A. làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với oxit axit

B. làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với axit

C. làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với oxit axit axit

D. tác dụng với oxit và axit


Câu 14: Sau khi làm thí nghiệm, có những chất khí thải độc hại: HCl, H2S, CO2, SO2. Dùng chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất:

A. Muối NaCl

B. Nước vôi trong

C. Dung dịch NaCl

D. Dung dịch NaNO3


Câu 15: Hãy chọn công thức hóa học ở cột II ghép với tên phân bón hóa học ở cột I cho phù hợp

Cột I

 

Cột II

a. Urê

1. NH4NO3

b. Đạm amoni sunfat

2. KNO3

c. Đạm kali nitrat

3.

(NH2)2CO

d. Đạm amoni nitrat

4.

(NH4)2SO4


B. Tự luận (5 điểm)

1/ Viết các phản ứng hóa học theo chuỗi sau:

CaCO3 → CaO → Ca(OH)2 → CaCO3 → Ca(NO3)2 → AgNO3


2/ Trộn 30 ml dung dịch có chứa 9,8 g H2SO4 với 70 ml dung dịch chứa 31,2 g BaCl2

a/ Hãy cho biết hiện tượng quan sát được và viết phương trình hóa học.

b/ Tính khối lượng chất rắn sinh ra.

c/ Tính nồng độ mol của chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng. Cho rằng thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.


3/ a/ Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: KCl, Ca(OH)2, KOH và K2SO4. Làm thế nhận biết từng dung dịch?
































Lời giải chi tiết

Câu 1:

Đáp án C

Câu 2:

Dung dịch Ca(OH)2 không phản ứng được với KNO3

Đáp án D

Câu 3:

Thuốc thử nhận biết CuCl2, Ba(OH)2, K2SO4 là

Câu 4:

% Na trong NaOH = 23 : 40 . 100% = 57,5%

Đáp án C

Câu 5:

Hợp chất dùng làm phân bón hóa học là Ca3(PO4)2

Đáp án A

Câu 6:

Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3 ta được:

3NaOH + FeCl3 → Fe(OH)+ 3NaCl

Có kết tủa đỏ nâu

Đáp án B

Câu 7:

Cân bằng phương trình hóa học ta được:

2 NaCl + 2H2O → 2NaOH + Cl2 + H2

Đáp án C

Câu 8:

BaCO3 + H2SO4 → BaSO+ H2O + CO2

Đáp án C

Câu 9:

Người ta dùng Ca(OH)2 dạng bột để làm chất khử chua

Cây 10:

NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl

Đáp án B

Câu 11:

Dung dịch Ca(OH)2 được gọi là nước vôi trong

Đáp án A

Câu 12:

Bazo không tan khi phân hủy sẽ tạo thành oxit bazo và nước

Đáp án A

Câu 13:

Đáp án B

Câu 14:

Ta cần dùng chất có môi trường bazo để khử các chất có mang tính axit như: HCl, H2S, CO2, SO2

Đáp án B

Câu 15:

a-3, b-4, c-2, d-1

B. Tự luận

1. Các phương trình hóa học:

CaCO3 → CaO + CO2

CaO + H2O → Ca(OH)2

CaCO3 + HNO3 → Ca(NO3)2 +CO2 + H2O

Ca(NO3)2 + Ag2SO4 → CaSO4 + AgNO3

2.

a, Ta có phương trình hóa học:

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + HCl (1)

=> Hiện tượng ta quan sát được là xuất hiện kết tủa trắng

n H2SO4 = 9,8 : 98 = 0,1 mol

n BaCl2 = 31,2 : 208 = 0,15 mol

Ta nhận thấy 0,1 : 1 < 0,15 : 1

=> Sau phản ứng BaCl2 còn dư

n BaSO4 = n H2SO4 = 0,1 mol

m BaSO4 = 0,1 . 233 = 23,3 gam

(1) n HCl = 2 n H2SO4 = 0,1 . 2 = 0,2 mol

(1) n BaCl2 phản ứng = n H2SO4 = 0,1 mol

=> n BaCl2 dư = 0,15 – 0,1 = 0,05 mol

CM BaCl2 = 0,05 : (30 + 70) : 1000 = 0,5M

CM HCl = 0,2 : (30 + 70) : 1000 = 2M

3, Cho lần lượt 4 dung dịch trên vào dung dịch có chứa phenolphtalein.

Dung dịch nào khiến phenolphtalein chuyển sang hồng => Đó là Ca(OH)2, KOH (I)

Dung dịch không có hiện tượng gì KCl, K2SO4 (II)

(I) Sục khí CO2 vào (I). Chất nào tác dụng với CO2 tạo vẩn đục trắng đó chính là Ca(OH)2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

Chất không có hiện tượng gì là NaOH

(II) Cho 2 chất trên lần lượt tác dụng với dung dịch BaCl2.

Chất tác dụng với dung dịch BaCl2 cho ra kết tủa trắng là K2SO4

BaCl2 + K2SO→ BaSO4 + 2KCl

Chất không có hiện tượng gì là KOH.