ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2020 - 2021
MÔN: NGỮ VĂN -  LỚP 6
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC-HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:
“ Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt”.
                                                                                      (Trích Ngữ văn 6 - Tập I).
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Thể loại là gì? (1,0 điểm) 
Câu 2: Nêu nội dung và phương thức biểu đạt  của  đoạn văn trên.? (1,0 điểm)
Câu 3: Nêu các cách giải thích nghĩa của từ? (1,0 điểm)
Câu 4: Hãy giải thích nghĩa của từ “lẫm liệt”? (1,0 điểm)
II. TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm )
Kể về một người bạn thân của em.
                                             
                                                    ------ HẾT ------


HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I                                                  NĂM HỌC: 2020- 2021
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 6

I/ ĐỌC- HIỂU: (4,0 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm) 
+ Tên văn bản: Thánh Gióng.
+ Thể loại: Truyền thuyết .
- Mức chưa đạt tối đa: ( 0,5  điểm )
+ Chỉ đạt một trong hai yêu cầu trên.
- Mức không đạt:  (0 điểm)
+ Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.
Câu 2: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm) 
+ Nội dung  của đoạn văn: Gióng lớn lên thể hiện sức mạnh của toàn dân, của lòng yêu nước. 
+ Phương thức biểu đạt đoạn văn: Tự sự.  
- Mức chưa đạt tối đa: ( 0,5  điểm)
+ Chỉ đạt 1/2 yêu cầu trên.
- Mức không đạt:  (0 điểm)
+ Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.
Câu 3: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm) 
 Có hai cách giải nghĩa từ: 
+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
+ Đưa ra những từ  đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
- Mức chưa đạt tối đa: ( 0,5 điểm)
+ Chỉ đạt 1/2 yêu cầu trên.
- Mức không đạt:  (0 điểm)
+ Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.
Câu 4: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm) 
+ Giải thích từ “lẫm liệt”: hùng dũng, oai nghiêm.
- Mức không đạt:  (0 điểm)
+ Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.
II.  TẬP LÀM VĂN:  (6,0 điểm)
 Tiêu chí về nội dung phần bài viết : (5,0 điểm)
1. Mở bài: (1,0 điểm)
  Giới thiệu chung về người định kể (Có thể thêm vầng thơ, bài thơ vào rồi giới thiệu về người đó...)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
+ Biết dẫn dắt, giới thiệu truyện được kể hay, tạo ấn tượng, có tính sáng tạo.
- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ Biết dẫn dắt, giới thiệu chung về sự việc nhưng chưa hay, chưa có tính sáng tạo.
- Mức không đạt: (0 điểm)
- Lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về kiến thức hoặc không có mở bài.
2. Thân bài: (3,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (3,0 điểm)
+ Miêu tả khái quát về người bạn của mình. (Về mái tóc, thân hình, nước da, khuôn mặt/ Em đã chơi với bạn bao nhiêu năm....) (Về cử chỉ, nét mặt, điệu bộ...)
+ Tính tình của bạn ấy khi tiếp xúc với em (Dễ thương, hòa đồng, dễ gần gũi...)
+ Một việc tốt mà bạn đã làm với em, với mọi người (Giúp đỡ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn hay đơn thuần là giúp em một bài toán khó nào đó....)
+ Kể một kỉ niệm giữa em và bạn khi còn nhỏ, đã làm em nhớ mãi đến hôm nay. Có thể kể một câu chuyện buồn giữa em và bạn để giờ đây em phải hối hận…
- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 - 2,5 điểm)
 Chỉ đạt một, hai, ba trong 4 yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
 Sai kiến thức cơ bản hoặc không đề cập các ý trên.
3. Kết bài (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
+ Nêu cảm nghĩ của em về bạn.
+ Liên hệ nêu mong ước của bản thân.
- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ Chỉ đạt một trong hai yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Kết bài sai kiến thức  hoặc không có kết bài.
 Các tiêu chí khác: (1,0 điểm)
1. Hình thức: (0,5 điểm).
- Mức đạt tối đa: (0,5 điểm)
 Viết bài văn đủ bố cục 3 phần, các ý sắp xếp hợp lí, diễn đạt mạch lạc, chữ viết rõ ràng.
- Mức không đạt: (0 điểm)
Không hoàn chỉnh bài viết, sai nhiều về lỗi chính tả, lỗi dùng từ diễn đạt, chữ viết xấu, khó đọc.
2. Tính sáng tạo: (0,5 điểm)
-  Mức đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ Bài viết sinh động, có nhiều ý hay, diễn đạt tốt.
+ Biết kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm vào viết văn tự sự.
- Mức không đạt: Bài viết sơ lược, không biết kết hợp yếu tố kể, biểu cảm vào viết văn tự sự.
* Lưu ý : Điểm toàn bài là điểm các câu cộng lại được làm tròn đến một chữ số thập phân.                         
---------- HẾT ----------                           

  MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
 NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: NGỮ VĂN -  LỚP 6

      Mức độ
Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Sáng tạo Tổng cộng
1. Đọc-hiểu


- Nhớ tên văn bản, thể loại
 -  Các cách giải thích ngĩa của từ - Hiểu được nội dung, phương thức biểu đạt của đoạn văn. 
- Thông hiểu và giải thích nghĩa của từ.






Số câu: 
Số điểm:
Tỉ lệ: 2
                   2,0
20% 2
                       2,0
20% 4
  4,0
40%
2. Tập làm văn
Mở bài: 
  Giới thiệu chung về người định kể. Kết bài: 
- Nêu cảm nghĩ của em về bạn.
- Liên hệ nêu mong ước của bản thân.
  Thân bài: 
- Miêu tả khái quát về người bạn của em. 
- Tính tình của bạn ấy khi tiếp xúc với em. 
- Một việc tốt mà bạn đã làm với em, với mọi người 
- Kể một kỉ niệm giữa em và bạn . Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, có tính sáng tạo. 

Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ: 1/4
             1,0
10% 1/4
                 1,0
10% 1/4
        3,0
30% 1/4
        1,0
10% 1
     6,0
60%
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: 2+ 1/4
          3,0
30% 2+ 1/4          
   3,0
30% 1/4
         3,0
30% 1/4
        1,0
10% 5
    10,0
100%