Đề bài

Câu 1: Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Biến trở là … có thể thay đổi giá trị và có thể được sử dụng điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch?

A. điện kế.                              B. điện trở.

C. biến thế.                             D. ampe kế.


Câu 2: Câu  phát biểu nào sau đây là đúng nhất ? Công suất điện để chỉ

A. điện năng tiêu thụ nhiều hay ít                 

B. cường độ dòng điện chạy qua mạch mạnh hay yếu                      

C. hiệu điện thế sử dụng lớn hay bé    

D. mức độ hoạt động mạnh hay yếu của dụng cụ điện


Câu 3: Đặt vào hai đầu một biến trở hiệu điện thế không đổi U. Nếu biến trở có giá trị bằng 10Ω thì cường độ dòng điện chạy trong mạch bằng 3A. Nếu biến trở có giá trị bằng 15Ω thì cường độ dòng điện trong mạch là

A. 1A.                                    B. 3A.

C. 4A.                                    D. 2A


Câu 4: Một bóng đèn dây tóc có ghi 12V15W có thể mắc vào những mạch điện nào sau đây để đạt độ sáng đúng định mức:

A. Bình ăcquy có hiệu điện thế  dưới 12V.

B. Bình ăcquy có hiệu điện thế 12V  đến dưới 15V.

C. Bình ăcquy có hiệu điện thế 12V.

D. Bình ăcquy có hiệu điện thế 15V.


Câu 5: Đoạn mạch gồm R1 và  R2 mắc song song, hệ thức nào sau đây luôn đúng?

A. R1R2=U1U2

B. R1R2=U2U1

C. R1R2=I2I1

D. R1R2=I1I2


Câu 6: Cho hai điện trở mắc song song, mối quan hệ giữa nhiệt lượng toả ra  trên mỗi dây và điện trở của nó được biểu diễn như sau:

A. Q1Q2=R1R2

B. Q1Q2=R2R1  

C. Q1R2=Q2R1

D. A và C đúng

Câu 7: Hiệu điện thế nào là an toàn đối với các dụng cụ thí nghiệm điện trong nhà trường?

A. trên 40V.                   B. dưới 40V.

C. dưới 50V.                  D. dưới 100V.


Câu 8: Đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và  R2 mắc nối tiếp có điện trở tương đương là:

A. R1.R2R1+R2 

B. R1+R2R1.R2

C. R1+R2 

D. R1R2


Câu 9: Một bếp điện có điện R được mắc vào hiệu điện thế U thì dòng điện chạy qua nó có cường độ I và khi đó bếp có công suất là P. Công thức tính P nào dưới đây không đúng?

A. P=I2R 

B. P=UI

C. P=U2R 

D. P=U2R


Câu 10: Hai điện trở R1=30Ω và R2=10Ω được mắc song song với nhau. Điện trở tương đương của đoạn mạch song song này là

A. 20Ω                    B. 0,133Ω

C. 40Ω                    D. 7,5Ω


Câu 11: Một dây dẫn có điện trở 176Ω được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế U=220V. Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn đó trong 15 phút là:

A. 59400calo                    B. 247500calo

C. 59400J                        D. 247500J


Câu 12: Hệ thức nào sau đây biểu thị mối quan hệ giữa điện trở R của dây dẫn với chiều dài l, tiết diện S của dây dẫn với điện trở suất ρ của vật liệu làm dây dẫn?

A. R=ρSl     B. R=ρlS

C. R=lSρ D. R=lρS


Câu 13: Hai điện trở R1=3Ω;R2=6Ω được mắc song song vào một mạch điện có hiệu điện thế không đổi, dòng điện trong mạch chính có cường độ 3A. Nếu thay hai điện trở trên bằng một điện trở duy nhất R=2,5Ω thì cường độ dòng điện trong mạch chính bằng bao nhiêu?

A. 2,4A.                                 B. 2A.

C. 1A.                                    D. 3A.


Câu 14: Hai dây cùng chất, tiết diện bằng nhau và dây 1 dài gấp ba dây 2. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. R1=4R2          B. 3R1=R2

C. R1=2R2          D. R1=3R2


Câu 15: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Cường độ dòng điện qua các mạch song song luôn bằng nhau.

B. Để tăng điện trở của mạch, ta phải mắc một điện trở mới song song với mạch cũ.

C. Khi mắc song song, mạch có điện trở lớn thì cường độ dòng diện đi qua lớn

D. Khi các bóng đèn được mắc song song, nếu bóng đèn này tắt thì các bóng đèn kia vẫn hoạt động.


Câu 16: Công thức tính công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là:

A. A=Pt

B. A=U.I2.t

C. A=U.I.t

D. A=U2.I.t


Câu 17: Biện pháp nào sau đây không an toàn khi có người bị điện giật?

A. Ngắt ngay nguồn điện.

B. Dùng thước nhựa tách dây điện ra khỏi người.

C. Gọi người sơ cứu.

D. Dùng tay kéo người ra khỏi dây điện.


Câu 18: Hai điện trở R1 và R2 được mắc nối tiếp với nhau và mắc vào hiệu điện thế UAB. Khi đó, hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là  U1 và U2 . Hệ thức nào dưới đây không đúng?

A. IAB=I1=I2

B. UAB=U1+U2                                   

C. U1U2=R2R1

D. RAB=R1+R2


Câu 19: Trên một bàn là có ghi 220V1100W . Khi bàn là này hoạt động bình thường thì nó có điện trở là

A. 44Ω                    B. 5Ω

C. 0,2Ω                   D. 5500Ω


Câu 20: Một dây dẫn đồng chất có chiều dài l, tiết diện S có điện trở là 8Ω  được gập đôi thành một dây dẫn mới có chiều dài l2. Điện trở của dây dẫn mới này là.

A. 4Ω                      B. 16Ω

C. 8Ω                      D. 2Ω


Câu 21: Một dây đồng dài 100m, có tiết diện 1mm2 thì có điện trở là 1,7Ω. Một dây đồng khác có tiết diện 2mm2, có điện trở là 17Ω thì có chiều dài là

A. 1 000m.                             B. 500m.

C. 2 000m.                             D. 20m.


Câu 22: Biết điện trở suất của nhôm là 2,8.108Ωm, của vonfram là 5,5.108Ωm và của sắt là12,0.108Ωm . Sự so sánh nào dưới đây là đúng?

A. Nhôm dẫn điện tốt hơn vonfram và vonfram dẫn điện tốt hơn sắt.

B. Nhôm dẫn điện tốt hơn sắt và sắt dẫn điện tốt hơn vonfram.

C. Sắt dẫn điện tốt hơn vonfram và vonfram dẫn điện tốt hơn nhôm.

D. Vonfram dẫn điện tốt hơn sắt và sắt dẫn điện tốt hơn nhôm.


Câu 23: Các công thức sau đây công thức nào là công thức tính điện trở tương đương của hai điện trở mắc song song?

A. R=R1+R2

B. R=1R1+1R2

C. 1R=1R1+1R2

D. R=R1R2R1R2


Câu 24: Phát biểu nào sau đây đúng với nội dung định luật Ôm.

A. Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn.                    

B. Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và không phụ thuộc vào điện trở của dây dẫn.      

C. Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây dẫn.                                       

D. Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây dẫn.


Câu 25: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 24V thì cường độ dòng điện qua nó là

A. 3,0A.                                 B. 1,5A.

C. 1,0A.                                 D. 2,0A.


Câu 26: Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào là sai?

A. Để đo hiệu điện thế  hai đầu một dụng cụ cần mắc vôn kế song song với dụng cụ cần đo.

B. Để đo điện trở phải mắc oát kế song song với dụng cụ cần đo.

C. Để đo cường độ dòng điện phải mắc ampe kế nối tiếp với dụng cụ cần đo.

D. Để đo điện trở một dụng cụ cần mắc một ampe kế nối tiếp với dụng cụ và một côn kế song song với dụng cụ đó.


Câu 27: Công thức nào trong các công thức sau đây biểu thị mối quan hệ giữa nhiệt lượng Q tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua và cường độ dòng điện I, điện trở R, thời gian t mà dòng điện chạy qua?

A. Q=IRt2                 B. Q=IR2t

C. Q=IRt                   D. Q=I2Rt


Câu 28: Khi đặt hiệu điện thế U vào 2 đầu 1 điện trở R thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là I. Hệ thức của định luật Ôm là

A. I=UR           B. I=RU

C. R=UI           D. U=IR


Câu 29: Thiết bị điện chuyển hóa điện năng thành cơ năng khi hoạt động là

A. quạt điện.

B. nồi cơm điện.

C. mỏ hàn điện.

D. Bàn là điện.


Câu 30: Một đèn loại 220V75W và một đèn loại 220V25W được sử dụng đúng hiệu điện thế định mức. Gọi A1 là điện năng tiêu thụ của đèn loại 220V75W và A2 là điện năng tiêu thụ của đèn loại 220V25W.  Trong cùng thời gian, so sánh điện năng tiêu thụ của hai đèn:

A. A1=A2

B. A1=3A2

C. A1=13A2

D. A1<A2


Câu 31: Đặt một hiệu điện thế U=12V vào hai đầu một điện trở thì cường độ dòng điện là I=2A. Nếu tăng hiệu điện thế lên 1,5 lần thì cường độ dòng điện là

A. 0,5A.                                 B. 3,0A.

C. 1,0A.                                 D. 0,25A.


Câu 32: Một bóng đèn loại 220V100W và một bếp điện loại 220V1000W  được sử dụng ở hiệu điện thế định mức, mỗi ngày trung bình đèn sử dụng 5 giờ, bếp sử dụng 2 giờ. Giá 1KWh điện 2.000 đồng. Tính tiền điện phải trả của 2 thiết bị trên trong 30 ngày?

A. 150.000 đồng

B. 300.000 đồng                    

C. 500.000 đồng

D. 66.0000 đồng


Câu 33: Một ấm điện có ghi 220V1000W được sử dụng ở hiệu điện thế 220V để đun sôi 3 lít nước từ nhiệt độ ban đầu là 150C  trong 20 phút mỗi ngày. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Tính hiệu suất của ấm?

A. 89,25%                    B. 70%

C. 80,5%                      D. 90%


Câu 34: Một đoạn mạch gồm hai dây dẫn mắc nối tiếp, một dây bằng nikêlin dài 1m có tiết diện 1mm2 và dây kia bằng sắt dài 2m có tiết diện 0,5mm2. Khi cho dòng điện chạy qua đoạn mạch này trong cùng một thời gian thì dây nào tỏa ra nhiều nhiệt lượng hơn?  Biết điện trở suất của nikêlin là  0,40.106Ω.m và điện trở suất của sắt là 12,0.108Ω.m

A. Dây nikelin tỏa nhiệt lượng nhiều hơn

B. Dây sắt tỏa nhiệt lượng nhiều hơn

C. Hai dây tỏa nhiệt lượng như nhau

D. Chưa so sánh được do chưa biết hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch.


Câu 35: Nếu giảm chiều dài của một dây dẫn đi 4 lần và tăng tiết diện dây đó lên 4 lần thì điện trở của dây dẫn sẽ:

A. Giảm 16 lần           B. Tăng 16 lần   

C. Không đổi              D. Tăng 8 lần


Câu 36: Một dây dẫn khi mắc vào hiệu điện thế U=6V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là I=0,5A. Dây dẫn có điện trở là

A. 12Ω                    B. 0,33Ω

C. 3,0Ω                   D. 1,2Ω


Câu 37: Cách sử dụng nào dưới đây là tiết kiệm điện năng?

A. Sử dụng đèn bàn có công suất 100 W.

B. Sử dụng các thiết bị đun nóng bằng điện.

C. Sử dụng mỗi thiết bị điện khi cần thiết

D. Sử dụng đèn chiếu sáng suốt ngày đêm.


Câu 38: Để xác định sự phuộc của điện trở dây dẫn vào vật liệu làm dây dẫn, cần xác định và so sánh điện trở của các dây dẫn có

A. chiều dài, tiết diện khác nhau và được làm từ các vật liệu khác nhau.

B. chiều dài khác nhau, tiết diện như nhau và được làm từ cùng một loại vật liệu.

C. chiều dài, tiết diện như nhau và được làm từ các vật liệu khác nhau

D. chiều dài, tiết diện khác nhau và được làm từ cùng một loại vật liệu.


Câu 39: Mắc nối tiếp R1=40Ω và R2=80Ω vào hiệu điện thế không đổi U=18V. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1  là

A. 0,3A.                                 B. 0,45A.

C. 0,15A.                               D. 0,1A


Câu 40: Hai đoạn dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu, có chiều dài là l1 và l2. Lần lượt đặt cùng một hiệu điện thế vào hai đầu của mỗi đoạn dây này thì dòng điện chạy qua chúng có cường độ tương ứng là I1 và I2. Biết I1=0,25.I2, hỏi  l1  dài gấp bao nhiêu lần l2 ?

A. 2                                        B. 0,25

C. 4                                        D. 0,5





































Lời giải chi tiết

1.B

2.D

3.D

4.A

5.A

6.B

7.B

8.C

9.D

10.D

11.D

12.B

13.A

14.D

15.D

16.C

17.D

18.C

19.A

20.D

21.C

22.A

23.C

24.A

25.D

26.B

27.D

28.A

29.A

30.B

31.B

32.A

33.A

34.B

35.A

36.A

37.C

38.C

39.C

40.C

Câu 1:

Phương pháp giải:

Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và có thể được sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

Lời Giải:

Biến trở là điện trở có thể thay đổi giá trị và có thể được sử dụng điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

 Từ cần điền là: điện trở.

Chọn B.

Câu 2:

Phương pháp giải:

Công suất định mức của mỗi dụng cụ điện cho biết công suất mà dụng cụ đó tiêu thụ khi hoạt động bình thường.

Một dụng cụ điện hoạt động càng mạnh thì công suất của nó càng lớn.

Lời Giải:

Công suất điện để chỉ mức độ hoạt động mạnh hay yếu của dụng cụ điện.

Chọn D.

Câu 3:

Phương pháp giải:

Hệ thức định luật Ôm: I=URU=I.R

Lời Giải:

Hiệu điện thế đặt vào hai đầu biến trở là không đổi nên:

U=I1.R1=I2.R23.10=I2.15I2=2A

Chọn D.

Câu 14:

Phương pháp giải:

Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết hiệu điện thế định mức để dụng cụ đó hoạt động bình thường.

Lời Giải:

Bóng đèn có ghi 12V15W

 Hiệu điện thế định mức của đèn là: Udm=12V

 Để bóng đèn đạt độ sáng định mức ta có thể mắc vào bình acquy có hiệu điện thế 12V.

Chọn C.

Câu 5:

Phương pháp giải:

Các công thức của mạch song song: {I=I1+I2U=U1=U21Rss=1R1+1R2

Lời Giải:

Đối với đoạn mạch gồm R1//R2 ta có:

U1=U2I1R1=I2R2R1R2=I2I1

Chọn C.

Câu 6:

Phương pháp giải:

+ Mạch mắc song song: {Rtd=R1R2R1+R2I=I1+I2U=U1=U2

+ Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn: Q=U2R

Lời Giải:

Do  R1//R2U1=U2=U

Nhiệt lượng tỏa ra trên mỗi dây dẫn:

{Q1=U12R1.t=U2R1.tQ2=U22R2.t=U2R2.tQ1Q2=R2R1

Chọn B.

Câu 7:

Phương pháp giải :

Dòng điện có cường độ từ 70mA trở lên đi qua cơ thể người, tương đương với hiệu điện thế từ 40V trở lên đăt lên cơ thể người sẽ làm tim ngừng đập.

Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V.

Lời Giải:

Hiệu điện thế dưới 40V là an toàn đối với các dụng cụ thí nghiệm điện trong nhà trường.

Chọn B.

Câu 8:

Phương pháp giải:

Các công thức của mạch nối tiếp: {I=I1=I2U=U1+U2Rnt=R1+R2

Lời Giải:

Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp:

Rtd=R1+R2

Chọn C.

Câu 9:

Phương pháp giải:

Công thức tính công suất: P=UI=I2R=U2R

Lời Giải:

Công thức P=U2R không phải là công thức tính công suất.

Chọn D.

Câu 10:

Phương pháp giải:

Các công thức của mạch song song: {I=I1+I2U=U1=U21Rss=1R1+1R2

Lời Giải:

Điện trở tương đương của đoạn mạch:

1Rtd=1R1+1R2=130+110=215Rtd=152=7,5Ω

Chọn D.

Câu 11:

Phương pháp giải:

Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra: Q=I2R=U2R.t(J)

Nếu đo nhiệt lượng bằng đơn vị calo thì công thức tính là: Q=0,24.I2Rt(calo)

Lời Giải:

Ta có: t=15phut=900s

Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn đó trong 15 phút là:

Q=U2R.t=2202176.900=247500(J)

Chọn D.

Câu 12:

Phương pháp giải:

Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài l của dây dẫn, tỉ lệ nghịch với tiết diện S của dây dẫn và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn: R=ρlS

Lời Giải:

Công thức tính điện trở dây dẫn: R=ρlS

Chọn B.

Câu 13:

Phương pháp giải:

+ Các công thức của mạch song song: {I=I1+I2U=U1=U21Rss=1R1+1R2

+ Hệ thức định luật Ôm: I=URU=I.R

Lời Giải:

Ta có: R1//R2R12=R1R2R1+R2=3.63+6=2Ω

 Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch: U=I.R12=3.2=6V

Cường độ dòng điện trong mạch chính khi thay hai điện trở trên bằng một điện trở duy nhất R=2,5Ω là: I=UR=62,5=2,4A

Chọn A.

Câu 14:

Phương pháp giải:

Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài l của dây dẫn, tỉ lệ nghịch với tiết diện S của dây dẫn và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn: R=ρlS

Lời Giải:

Công thức tính điện trở dây dẫn: R=ρlSRl

Có l1=3l2R1=3R2

Chọn D.

Câu 15:

Phương pháp giải:

Các công thức của mạch song song: {I=I1+I2U=U1=U21Rss=1R1+1R2

Hệ thức của định luật Ôm: I=UR

Lời Giải:

+ Cường độ dòng điện qua các mạch song song: I=I1+I2+...+In A sai

+ Điện trở của mạch mắc song song: 1Rss=1R1+1R2+...+1Rn{Rss<R1Rss<R2....B sai

+ Ta có: I=URR;IA sai

+ Khi các bóng đèn được mắc song song, nếu bóng đèn này tắt thì các bóng đèn kia vẫn hoạt động D đúng.

Chọn D.

Câu 16:

Phương pháp giải:

Công của dòng điện sản ra ở một đoạn mạch là số đo lượng điện năng chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác: A=P.t=U.I.t

Lời Giải:

Công thức tính công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là: A=U.I.t

Chọn C.

Câu 17:

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết về các biện pháp an toàn điện

Lời Giải:

Dùng tay kéo người ra khỏi dây điện là biện pháp không an toàn khi có người bị điện giật làm như vậy cả người kéo cũng có khả năng bị điện giật.

Chọn D.

Câu 18:

Phương pháp giải:

Các công thức của mạch nối tiếp: {I=I1=I2U=U1+U2Rnt=R1+R2

Lời Giải:

Các công thức của mạch mắc nối tiếp: {I=I1=I2U=U1+U2Rnt=R1+R2

Từ công thức: I1=I2U1R1=U2R2U1U2=R1R2

 Hệ thức không đúng là: U1U2=R2R1

Chọn C.

Câu 19:

Phương pháp giải:

Công thức tính công suất: P=U2RR=U2P

Lời Giải:

Điện trở của bàn là: R=Udm2Pdm=22021100=44Ω

Chọn A.

Câu 20:

Phương pháp giải:

Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài l của dây dẫn, tỉ lệ nghịch với tiết diện S của dây dẫn và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn: R=ρlS

Lời Giải:

+ Điện trở của dây dẫn ban đầu: R=ρlS

+ Khi dây dẫn được gập đôi thành 1 dây dẫn mới:

{l=l2S=2SR=ρlS=ρl22S=ρl4S=R4=84=2Ω

Chọn D.

Câu 21:

Phương pháp giải:

Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài l của dây dẫn, tỉ lệ nghịch với tiết diện S của dây dẫn và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn: R=ρlS

Lời Giải:

Theo bài ra ta có:{R1=ρl1S1R2=ρl2S2R2R1=l2.S1S2.l1171,7=l2.12.100l2=2000m

Chọn C.

Câu 22:

Phương pháp giải:

Điện trở suất của vật liệu càng nhỏ thì vật liệu đó dẫn điện càng tốt và ngược lại.

Lời Giải:

Vật liệu nào có điện trở suất càng nhỏ thì vật liệu đó dẫn điện càng tốt.

Ta có: ρsat>ρvonfram>ρnhom  Nhôm dẫn điện tốt hơn vonfram và vonfram dẫn điện tốt hơn sắt.

Chọn A.

Câu 23:

Phương pháp giải:

Các công thức của mạch song song: {I=I1+I2U=U1=U21Rss=1R1+1R2

Lời Giải:

Điện trở tương đương của hai điện trở mắc song song: 1Rtd=1R1+1R2

Chọn C.

Câu 24:

Phương pháp giải:

Định luật Ôm: Cường độ dòng điện chạy quay dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây: I=UR

Lời Giải:

Phát biểu đúng với nội dung của định luật Ôm là: Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn.

Chọn A.

Câu 25:

Phương pháp giải:

Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.

Lời Giải:

Ta có:I1I2=U1U20,5I2=624I2=2A

Chọn D.

Câu 26:

Phương pháp giải:

* Lí thuyết về các dụng cụ đo:

+ Để đo cường độ dòng điện phải mắc ampe kế nối tiếp với dụng cụ cần đo.

+ Để đo hiệu điện thế  hai đầu một dụng cụ cần mắc vôn kế song song với dụng cụ cần đo.

* Biểu thức của định luật Ôm: I=URR=UI

Lời Giải:

+ Để đo cường độ dòng điện phải mắc ampe kế nối tiếp với dụng cụ cần đo.

+ Để đo hiệu điện thế  hai đầu một dụng cụ cần mắc vôn kế song song với dụng cụ cần đo.

Biểu thức của định luật Ôm: I=URR=UI

 Để đo điện trở một dụng cụ cần mắc một ampe kế nối tiếp với dụng cụ để xác định I và một vôn kế song song với dụng cụ đó để xác định U , từ đó suy ra được R.

 Phát biểu sai là: Để đo điện trở phải mắc oát kế song song với dụng cụ cần đo.

Chọn B.

Câu 27:

Phương pháp giải:

- Nội dung của định luật Jun-Lenxo: Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.

- Hệ thức của định luật: Q=I2Rt

Lời Giải:

Công thức biểu thị mối quan hệ giữa nhiệt lượng Q tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua và cường độ dòng điện I, điện trở R, thời gian t mà dòng điện chạy qua: Q=I2Rt

Chọn D.

Câu 28:

Phương pháp giải:

Định luật Ôm: Cường độ dòng điện chạy quay dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây: I=UR

Lời Giải:

Hệ thức của định luật Ôm là: I=UR

Chọn A.

Câu 29:

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về “Sự chuyển hóa điện năng thành các dạng năng lượng khác” – Trang 37 – SGK

Lời Giải:

Thiết bị điện chuyển hóa điện năng thành cơ năng khi hoạt động là quạt điện.

Chọn A.

Câu 30:

Phương pháp giải:

Điện năng tiêu thụ: A=P.t

Lời Giải:

Điện năng tiêu thụ của mỗi đèn:{A1=P1.t=75.tA2=P2.t=25.tA1A2=75.t25.t=3A1=3A2

Chọn B.

Câu 31:

Phương pháp giải:

Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.

Lời Giải:

Ta có: {U=12VI=2AU=1,5.U=18V

Ta có: UU=II1218=2II=3A

Chọn B.

Câu 32:

Phương pháp giải:

Điện năng tiêu thụ: A=P.t(kWh)

Lời Giải:

Điện năng tiêu thụ của cả hai thiết bị trong 30 ngày là:

A=P1.t1+P2t2=100.5.30+1000.2.30=75000(Wh)=75(kWh)

Tiền điện phải trả: T=75.2000=150000 (đồng)

Chọn A.

Câu 33:

Phương pháp giải:

Hiệu suất: H=AciAtp.100%

Nhiệt lượng dùng để đun sôi nước : Q=Aci=m.c.Δt

Điện năng tiêu thụ của ấm : Atp=P.t

Lời Giải:

Nhiệt lượng dùng để đun sôi 3l nước :

Q=m.c.Δt=3.4200.(10015)=1071000J

Điện năng tiêu thụ của ấm :

A=P.t=1000.20.60=1200000J

Hiệu suất của ấm:  H=QA.100%=89,25%

Chọn A.

Câu 34:

Phương pháp giải:

Công thức tính điện trở của dây dẫn:  R=ρlS

Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn: Q=I2Rt

Sử dụng công thức của đoạn mạch nối tiếp.

Lời Giải:

Điện trở của dây nikêlin là: R1=ρ1l1S1=0,4.1061106=0,4Ω

Điện trở của dây sắt là: R2=ρ2l2S2=12.10820,5.106=0,48Ω

Nhiệt lượng tỏa ra trên mỗi dây dẫn: {Q1=I12R1tQ2=I22R2t

Vì hai dây dẫn mắc nối tiếp với nhau và theo tính toán ở trên ta có:

{I1=I2R2>R1Q2>Q1

Vậy dây sắt tỏa ra nhiều nhiệt lượng hơn.

Chọn B.

Câu 35:

Phương pháp giải:

Công thức tính điện trở của dây dẫn: R=ρlS

Lời Giải:

Ta có: {R=ρlSR=ρl44S=ρl16.SR=R16

Chọn A.

Câu 36:

Phương pháp giải:

Điện trở của một dây dẫn được xác định bằng công thức: R=UI

Lời Giải:

Dây dẫn có điện trở: R=UI=60,5=12Ω

Chọn A.

Câu 37:

Phương pháp giải:

Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng:

+ Cần lựa chọn sử dụng các dụng cụ và thiết bị điện có công suất phù hợp.

+ Chỉ sử dụng các dụng cụ và thiết bị điện trong thời gian cần thiết.

Lời Giải:

Sử dụng mỗi thiết bị điện khi cần thiết là cách sử dụng tiết kiếm điện năng.

Chọn C.

Câu 38:

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về “Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn” – Trang 25 – SGK Lí 9.

Lời Giải:

Để xác định sự phụ thuộc của điện trở vào dây dẫn vào vật liệu làm dây dẫn cần xác định và so sánh điện trở của các dây dẫn có chiều dài, tiết diện như nhau và được làm từ các vật liệu khác nhau.

Chọn C.

Câu 39:

Phương pháp giải:

Các công thức của mạch mắc nối tiếp: {I=I1=I2U=U1+U2Rnt=R1+R2

Hệ thức của định luật Ôm: I=UR

Lời Giải:

Điện trở tương đương của đoạn mạch: Rtd=R1+R2=40+80=120Ω

Cường độ dòng điện chạy trong mạch: I=URtd=18120=0,15A

Vì R1ntR2I1=I2=I=0,15A

Chọn C.

Câu 40:

Phương pháp giải:

+ Hệ thức định luật Ôm: I=UR

+ Công thức tính điện trở của dây dẫn: R=ρlS

Lời Giải:

Ta có{I1=UR1I2=UR2I1=0,25I2UR1=0,25.UR2R2=0,25R1l2=0,25l1l1=4l2

 Vậy l1 dài gấp 4 lần l2

Chọn C