Câu 1: Một học sinh cho rằng ròng rọc hoạt động dựa trên nguyên tắc đòn bẩy. Theo em điều đó có đúng không?


Câu 2: Khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật rắn thay đổi như thế nào, vì sao?

Câu 3: Tại sao khi rót nước sôi vào ly thủy tinh, để cho ly khỏi nứt người ta thường để vào trong ly một cái muỗng inox rồi rót nước nóng lên cái muỗng?


Câu 4: Nối mệnh đề bên trái với mệnh đề bên phải để có một câu hoàn chỉnh với nội dung đúng đối với một đòn bẩy.

1. Điểm O làA. Điểm tác dụng của lực nâng vật
2. Điểm O1 làB. Điểm tác dụng của trọng lực vật
3. Điểm O2 làC. Điểm tựa
4. Khoảng cách OO1 là
D. Khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng vật.
5. Khoảng cách OO2 làE. Khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng của lực nâng vật.
6. Lực F1 làF. Lực nâng vật.
7. Lực F2 làG. Trọng lượng của vật.
 
Câu 5:
Điền từ thích hợp ( nhiệt độ, nhiệt kế, nhiệt giai) vào chỗ chấm.
Để đo ………………., người ta dùng các loại nhiệt kế khác nhau như …………. thủy ngân,……….. rượu, ……………. kim loại. Ở Việt Nam sử dụng ………….. Xen-xi-ut, phần lớn ở các nước nói tiếng Anh thì sử dụng ……………… Fa-ren-hai.
 
Câu 6: Ở 0oC, 0,5kg không khí chiếm thể tích 385l. Ở 30oC, 1kg không khí chiếm thể tích 855l.
a. Tính khối lượng riêng của không khí ở hai nhiệt độ trên.
b. Tính trọng lượng riêng của khối khí ở hai nhiệt độ trên.
c. Nếu trong một phòng có hai loại không khí trên thì không khí nào nằm ở phía dưới? Giải thích tại sao khi vào phòng ta thường thấy lạnh chân?
 
Câu 7: Em hãy đổi 40C,250C,420C,800C ra 

0F. 






























































































Câu 1: Đúng vì có thể coi điểm tác dụng nằm ở hai mép ròng rọc còn điểm tựa chính là sát trục quay.

Câu 2: Khi làm lạnh một vật rắn thì thể tích của vật giảm vì vậy khối lượng riêng của vật rắn tăng lên.

Câu 3: Khi rót nước nóng vào ly thủy tinh, nhiệt độ tăng lên đột ngột làm thủy tinh dãn nở đột ngột không đồng đều, kết quả là li thủy tinh dễ bị nứt. Để cho li khỏi bị nứt, người ta thương để vào trong li 1 cái muỗng inox rồi rót nước nóng lên cái muỗng, như vậy nhiệt từ nước không truyền trực tiếp vào li, hạn chế được hiện tượng trên.

Câu 4: Ghép : 1C, 2B, 3A, 4E, 5D, 6G, 7F.

Câu 5: Nhiệt độ, nhiệt kế, nhiệt kế, nhiệt kế, nhiệt giai, nhiệt giai.

Câu 6: a. khối lương riêng của không khí ở 0oC là 1,298 Kg/m3.

                Khối lượng riêng của không khí ở 30oC là 1,169 Kg/m3.

            b. Trọng lượng riêng của không khí ở 0oC là 12,98 N/m3.

                Trọng lượng riêng của không khí ở 30oC là 11,69 N/m3.

            c. Không khí ở nhiệt độ 0 độ C nằm dưới vì có trọng lượng riêng lớn hơn.

               Khi vào phòng ta thường thấy lạnh ở chân vì không khí ở dưới thường có nhiệt độ thấp hơn.

Câu 7:

Công thức chuyển từ độ C sang độ F:

F=C.1,8+32

4oC=39,2oF

25oC=77oF.

42oC=107,6oF.