BÀI KIỂM TRA 45 PHÚT Họ và tên: Lớp: Mã đề thi 951 Câu 1. Khi đặt hiệu điện thế 220V vào hai đầu một thiết bị thì cường độ dòng điện qua thiết bị là 4A. Công suất tiêu thụ của thiết bị điện này là A. 11 kW. B. 1100 W. C. 880 W. D. 4,4 kW. Câu 2. Khi đặt hiệu điện thế 220V vào hai đầu điện trở R = 100Ω thì công suất tỏa nhiệt của điện trở gần với giá trị nào nhất? A. 240 W. B. 480 W. C. 260 W. D. 300 W. Câu 3. Đặt hiệu điện thế U vào hai đầu điện trở R = 100Ω thì cường độ dòng điện qua điện trở đó là 1A. Công suất tiêu thụ của điện trở là A. 100 W. B. 400 W. C. 200 W. D. 50 W. Câu 4. Hai dây đồng tiết diện bằng nhau, chiều dài dây thứ nhất là 2m, dây thứ hai là 8m. Biết dây thứ nhất có điện trở là 15Ω. Điện trở dây thứ hai là A. 30Ω. B. 7,5Ω. C. 60Ω. D. 45Ω. Câu 5. Một loại dây dẫn có điện trở 30Ω với mỗi mét chiều dài dây. Khi đặt hiệu điện thế 12V vào hai đầu một dây dẫn cùng loại nói trên thì cường độ dòng điện qua dây là 0,1A. Tính chiều dài được đặt hiệu điện thế là A. 3m. B. 4m. C. 12m. D. 6m. Câu 6. Khi đặt hiệu điện thế 220V vào hai đầu một dây dẫn dài 1000m thì cường độ dòng điện trong dây là 0,05A. Mỗi mét dây dẫn trên có điện trở bằng A. 4, 4Ω. B. 1, 1Ω. C. 2, 2Ω. D. 8, 8Ω. Câu 7. Một dây dẫn đồng chất dài 24m, đường kính tiết diện 3mm, điện trở 12Ω. Dây dẫn cùng chất liệu dây trên, có chiều dài 12m đường kính tiết diện 1,5mm có điện trở bằng bao nhiêu? A. 36Ω. B. 48Ω. C. 24Ω. D. 12Ω. Câu 8. Điện trở của dây dẫn được làm từ bạc A. tăng khi diện tích tiết diện dây tăng. B. tỉ lệ thuận với diện tích tiết diện dây. C. giảm khi diện tích tiết diện dây tăng. D. tỉ lệ nghịch với diện tích tiết diện dây. Câu 9. Với các đoạn dây dẫn bằng đồng cùng chiều dài, khi đường kính dây giảm 2 lần, điện trở của dây A. giảm 4 lần. B. tăng 4 lần. C. tăng 2 lần. D. giảm 2 lần. Câu 10. Công thức nào sau đây dùng để xác định điện trở của một đoạn dây dẫn có chiều dài `, đường kính tiết diện d và điện trở suất ρ A. R = ρ ` 2d . B. R = ρ 4` πd 2 . C. R = ρ ` πd 2 . D. R = ρ ` d . Câu 11. Khi đo một đoạn dây dẫn, người ta thu được điện trở R, chiều dài ` và diện tích tiết diện S . Điện trở suất của đoạn dây này có thể tính bởi A. ρ = S R` . B. ρ = RS ` . C. ρ = ` RS . D. ρ = R` S . Câu 12. Một dây dẫn bằng bạc (điện trở suất ρ = 1, 6.10−8Ωm) dài 10cm, điện trở 2Ω. Diện tích tiết diện của dây là A. 8.10−6 mm2 . B. 8.10−7 mm2 . C. 8.10−4 mm2 . D. 8.10−10 mm2 . Câu 13. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về tương tác giữa hai nam châm? A. Các cực cùng tên thì đẩy nhau, các cực khác tên thì hút nhau. B. Các cực cùng tên thì hút nhau, các cực khác tên thì đẩy nhau. C. Khi đặt các nam châm gần nhau, các cực cùng tên hút nhau, các cực khác tên đẩy nhau. D. Khi đặt các nam châm gần nhau, các cực cùng tên đẩy nhau, các cực khác tên hút nhau. Câu 14. Hai thanh kim loại thẳng hút nhau bất kể đưa đầu nào của chúng lại gần nhau. Kết luận nào sau đây đúng? A. Một trong hai thanh là nam châm, thanh còn lại bằng nhôm. B. Cả hai thanh kim loại đều không phải là nam châm. C. Cả hai thanh kim loại đều là nam châm. D. Một trong hai thanh kim loại là nam châm. Câu 15. Bộ phận chính của một la bàn là A. một thanh nam châm thẳng. B. một nam châm tròn. C. một kim nam châm. D. một nam châm chữ U. Câu 16. Cho hai mệnh đều sau: (I): Xung quanh dây dẫn mang dòng điện có từ trường. (II): vì dòng điện chạy trong dây dẫn bằng kim loại. Nội dung nào sau đây đúng? A. (I) sai; (II đúng). B. (I) đúng; (II) đúng. Hai mệnh đề không liên hệ với nhau. C. (I) đúng; (II) sai. D. (I) đúng; (II) đúng. Hai mệnh đề có liên hệ với nhau. Câu 17. Cho hai mệnh đều sau: (I): Khi đưa kim nam châm lại gần một dây dẫn, kim nam châm bị lệch khỏi phương Nam - Bắc. (II): vì trong dây dẫn đó có dòng điện. Nội dung nào sau đây đúng? A. (I) đúng; (II) đúng. Hai mệnh đề không liên hệ với nhau. B. (I) đúng; (II) đúng. Hai mệnh đề có liên hệ với nhau. C. (I) đúng; (II) sai. D. (I) sai; (II đúng). Trang 1/2 Mã đề 951 Câu 18. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Một kim nam châm tự do có định hướng theo phương Nam - Bắc. B. Khi đưa kim nam châm lại gần một dòng điện không đổi, kim nam châm bị lệch khỏi phương Nam - Bắc. C. Khi đưa kim nam châm lại gần một dòng điện xoay chiều, kim nam châm bị lệch khỏi phương Nam - Bắc. D. Khi đưa kim nam châm lại gần một thanh sắt, kim nam châm có thể bị lệch khỏi phương Nam - Bắc. Câu 19. Đặt một số kim nam châm tự do trên một đường sức từ (đường cong) của một thanh nam châm thẳng. Trục của các kim nam châm thử A. vuông góc nhau. B. tiếp tuyến với đường sức tại đó. C. song song nhau. D. luôn nằm trên một đường thẳng. Câu 20. Khi quan sát từ phổ ta có thể xác định được A. vật liệu để chế tạo ra nam châm. B. tên của các cực trên nam châm. C. vị trí của các cực trên nam châm. D. hướng của các đường sức từ của nam châm. Câu 21. Đường sức từ của nam châm thẳng là A. các đường thẳng nối giữa hai cực từ. B. các đường tròn bao quanh các cực từ. C. các đường cong nối hai cực từ. D. các đường cong kín giữa hai đầu của các cực từ. Câu 22. Khi sử dụng qui tắc nắm tay phải, ta phải đặt bàn tay sao cho chiều của dòng điện trong các vòng dây theo chiều A. của chỉ của các ngón tay. B. của ngón tay cái. C. từ cổ đến đến các ngón tay. D. xuyên vào lòng bàn tay. Câu 23. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ống dây có dòng điện chạy qua? A. Đầu có các đường sức từ đi vào là từ cực bắc (N) của ống dây. B. Đầu có các đường sức từ đi ra là từ cực nam (S) của ống dây. C. Ống dây có dòng điện là một nam châm vĩnh cửu. D. Ống dây có dòng điện có các từ cực như nam châm thẳng. Câu 24. Quy tắc nắm tay phải dùng để xác định A. chiều của lực từ trong ống dây có dòng điện. B. chiều của lực điện từ. C. chiều của đường sức từ trong ống dây có dòng điện. D. chiều của dòng điện trong dây dẫn tạo nên ống dây. Câu 25. Khi sử dụng qui tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ trong ống dây, thì chiều của đường sức từ là chiều A. của ngón tay cái khi choãi ra 90o so với bàn tay. B. của chỉ của các ngón tay. C. từ cổ đến các ngón tay. D. xuyên vào lòng bàn tay. Câu 26. Khi đưa một đầu của thanh nam châm thẳng lại gần một đầu của ống dây có dòng điện, có thể xảy ra hiện tượng nào sau đây? A. Chúng không tương tác với nhau. B. Thanh nam châm bị đẩy bởi ống dây. C. Chúng hút hoặc đẩy nhau. D. Thanh nam châm bị hút bởi ống dây. Câu 27. Nhận định nào sau đây là không đúng? A. Dùng quy tắc nắm tay phải có thể xác định được chiều đường sức từ của nam châm thẳng. B. Dùng quy tắc nắm tay phải có thể xác định chiều của đường sức từ trong ống dây có dòng điện. C. Ống dây có dòng điện có từ trường tương tự như một nam châm thẳng. D. Dùng quy tắc nắm tay phải có thể xác định được chiều của dòng điện trong ống dây. Câu 28. Nam châm vĩnh cửu được sử dụng trong thiết bị nào dưới đây? A. Chuông điện. B. Loa điện. C. Rơ - l điện từ. D. Cần cẩu điện. Câu 29. Trong loa điện, khi cường độ dòng điện chạy qua ống dây thay đổi, ống dây sẽ A. quay theo khe hở giữa hai từ cực của nam châm. B. đứng yên trong khe hở giữa hai từ cực của nam châm. C. chuyển động thẳng đều giữa hai từ cực của nam châm. D. dao động dọc theo khe hở giữa hai từ cực của nam châm. Câu 30. Dòng điện chạy trong đoạn dây dẫn AB chịu tác dụng của lực từ F~ như hình bên. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng? A. đường sức từ song song dây dẫn, có chiều từ A đến B; dòng điện có chiều từ A đến B. B. đường sức từ vuông góc với mặt phẳng tờ giấy, hướng vào trong; dòng điện có chiều từ A đến B. C. đường sức từ vuông góc với mặt phẳng tờ giấy, hướng ra ngoài; dòng điện có chiều từ A đến B. D. đường sức từ song song dây dẫn, có chiều từ A đến B; dòng điện có chiều từ B đến A. A B F~ - - - - - - - - - - HẾT- - -