I. Một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm

1. Phải tuyệt đối tuân thủ các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm và hướng dẫn của thầy cô giáo.
2. Cần trật tự, gọn gàng, cẩn thận, thực hiện thí nghiệm theo đúng trình tự quy định.
3. Tuyệt đối không làm đổ vỡ, không để hóa chất bắn vào người và quần áo. Đèn cồn dùng xong cần đậy nắp để tắt lửa.
4. Sau khi làm thí nghiệm thực hành phải rửa dụng cụ thí nghiệm, vệ sinh phòng thí nghiệm.


II. Tiến hành thí nghiệm Bài thực hành 2

1. Chuẩn bị dung cụ

Chuẩn bị hóa chất: amoniac ( NH3), quỳ tím, nước, kalipenmanganat (thuốc tím)

Chuẩn bị dụng cụ: Cốc thủy tinh đựng nước, ống nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp gỗ, bông hút nước...

2. Tiến hành thí nghiệm

a. Thí nghiệm 1. Sự lan tỏa của amoniac

Cách tiến hành:

+ Thử tính chất của NH3 với giấy quỳ tím ẩm trước (NH3 làm quỳ tím chuyển sang màu xanh)

+ Bỏ một mẩu giấy quỳ tìm đã tẩm nước vào gần đáy ống nghiệm. 

   Cho nút bông có được tẩm dung dịch amoniac ở đầu ống nghiệm 

   Đậy ống nghiệm.


NH3 + H2O → NH4OH

Hiện tượng: Sau một thời gian thấy quỳ tím chuyển sang màu xanh

Giải thích:

Từ bông tẩm dung dịch amoniac, khí amoniac bay ra di chuyển theo các phân tử không khí trong bình tới mẩu giấy quỳ tím làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.


  Video : https://www.youtube.com/watch?v=HHt66JL6JHM


b. Thí nghiệm 2. Sự lan tỏa của kali penmanganat (thuốc tím) trong nước

Cách tiến hành:

Bỏ một ít mảnh vụn tinh thể thuốc tím vào cốc nước (1), khuấy đều cho tan hết.

Lấy một lượng thuốc tím như trên bỏ vào vào cốc nước (2). Cho từ từ, rơi từng mảnh. Để yên cốc (2) không khuấy.

Quan sát sự đổi màu của nước ở những chõ có thuốc tím. So sánh màu nước hai cốc.


Hiện tượng:

+ Ở cốc 1: Sau khi dùng đũa thủy tinh khuấy đều, nước trong cốc có màu tím.

+ Ở cốc 2: Khi thả từng chút thuốc tím xuống cốc nước, chỉ những chỗ có thuốc tím có màu tím, nhưng để một thời gian thì cốc nước cũng có màu tím.

Giải thích:

+ Ở cốc 1 do khi khuấy thì các phân tử nước chuyển động mang theo các phân tử thuốc tím làm cốc nước có màu tím.

+ Ở cốc 2 là do khi để yên thì các phân tử nước chuyển động chậm nên phải chờ lâu nên cốc nước mới có màu tím.


   Video : https://www.youtube.com/watch?v=cDEPz8oyu0w


III. Bản tường trình Hóa học 8 Bài thực hành 2

Phần I. Phần đánh giá

Nhận xétĐiểm

Thao tác TN

(3đ)

Kết quả TN

(2đ)

Nội dung tường trình (3đ)

Chuẩn bị dụng dụ, vệ sinh

(2đ)

Tổng số

(10 đ)

Phần II. Phần thực hành

1. Thí nghiệm 1. Sự lan tỏa của amoniac

Dụng cụ hóa chất: ……………………………………………………………………………....

Cách tiến hành : …………………………………………………………………………….......

Hiện tượng :……………………………………………………………………………..............

Giải thích : ………………………………………………………………………………............

2. Thí nghiệm 2 Sự lan tỏa của kali penmanganat (thuốc tím) trong nước.

Dụng cụ hóa chất: …………………………………………………………………………….....

Cách tiến hành : …………………………………………………………………………….........

So sánh màu nước trong hai cốc: ………………………………………………………………

Giải thích : ………………………………………………………………………………...............




Bài 1 (trang 28 SGK Hóa 8): Mô tả những gì quan sát được ở mỗi thí nghiệm và giải thích.

Lời giải:

1. Thí nghiệm 1:

- Hiện tượng: Sau một thời gian thấy quỳ tím chuyển sang màu xanh.

- Giải thích: Do khí amoniac từ bông đã di chuyển theo các phân tử không khí trong bình, tới giấy quỳ thì làm giấy quỳ hoá xanh.


2. Thí nghiệm 2:

- Hiện tượng:

• Ở cốc 1, sau khi khuấy thì cốc nước có màu tím.

• Ở cốc 2, chỉ có những chỗ có thuốc tím thì có màu tím, nhưng để lâu thì hết cốc nước sẽ có màu tím.

- Giải thích:

• Ở cốc 1 là do khi khuấy thì các phân tử nước chuyển động mang theo các phân tử thuốc tím làm cốc có màu tím.

• Ở cốc 2 là do khi để yên thì các phân tử nước chuyển động chậm nên phải chờ lâu nên cốc nước mới có màu tím.