Lý thuyết Sự nhiễm điện do cọ xát - Hai loại điện tích
1. Sự nhiễm điện do cọ xát
Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác
Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng phóng điện qua vật khác trong điều kiện thích hợp
2. Hai loại điện tích
a. Hai loại điện tích
- Có hai loại điện tích là: điện tích dương và điện tích âm
- Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau,khác loại thì hút nhau
b. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử
- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện dương và các êlectron mang điện âm chuyển dọng quanh hạt nhân
- Tổng điện tích âm của các êlectron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện
- Êlectron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác
- Một vật nhiễm điện âm nếu nhận hêm êlectron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron
Trắc nghiệm Vật Lí 7 Sự nhiễm điện do cọ xát - Hai loại điện tích
Câu 240: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Nhiều vật sau khi bị cọ xát………………………. các vật khác
A. Có khả năng đẩy
B. Có khả năng hút
C. Vừa đẩy vừa hút
D. Không đẩy và không hút
Câu 241: Chọn câu sai
A. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát
B. Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác
C. Vật mang điện tích có khả năng hút các vật khác
D. Các vật bị nhiễm điện chỉ có khả năng hút nhau
Câu 242: Chọn câu sai
Vật bị nhiễm điện:
A. Có khả năng đẩy các vật khác
B. Có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện
C. Còn được gọi là vật mang điện tích
D. Không có khả năng đẩy các vật khác
Câu 243: Chọn câu trả lời đúng
Thước nhựa có khả năng hút các vụn giấy:
A. Mà không cần cọ xát
B. Sau khi cọ xát bằng mảnh lụa
C. Sau khi cọ xát bằng miếng vải khô
D. Sau khi cọ xát bằng mảnh nilông
Câu 244: Chọn câu trả lời đúng
Thanh thủy ttinh sau khi được cọ xát bằng mảnh lụa thì có khả năng:
A. Hút được mảnh vải khô
B. Hút được mảnh nilông
C. Hút được mảnh len
D. Hút được thanh thước nhựa
Câu 245: Chọn câu trả lời đúng
Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích:
A. Thanh sắt B. Thanh thép
C. Thanh nhựa D. Thanh gỗ
Câu 246: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng…………… bóng đèn bút thử điện
A. Làm đứt B. Làm sáng
C. Làm tắt D. Cả A, B, C đều sai
Câu 247: Chọn câu trả lời đúng
Một trong những nguyên nhân tạo thành các đám mây dông bị nhiễm điện là do:
A. Sự cọ xát mạnh giữa những giọt nước trong luồng không khí bốc lên cao
B. Sự có xát mạnh giữa các luồng không khí
C. Gió làm cho đám mây bị nhiễm điện
D. Cả ba câu trên dều sai
Câu 248: Chọn câu trả lời đúng
Khi đưa một cây thước nhựa lại gần một sợi tóc
A. Cây thước hút sợi tóc
B. Cây thước đẩy sợi tóc
C. Cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ hút sợi tóc
D. Cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ đẩy sợi tóc ra xa
Câu 249: Chọn câu trả lời đúng
Khi thời tiết hanh khô, trải tóc bằng lược nhựa ta thấy nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút thẳng ra. Điều này do:
A. Lược nhựa bị nhiễm điện
B. Tóc bị nhiễm điện
C. Lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện
D. Không câu nào đúng
Câu 250: Chọn câu trả lời đúng
Thước nhựa sau khi được cọ xát bằng mảnh vải khô sẽ có khả năng hút các vụn giấy nhỏ. Vậy khi đưa mảnh vải khô lại gần các mẩu giấy vụn, mảnh vải sẽ hút hay đẩy chúng?Tại sao?
A. Đẩy, vì mảnh vải cũng bị nhiễm điện sau khi cọ xát
B. Hút, vì mảnh vải cũng bị nhiễm điện sau khi cọ xát
C. Hút, vì các vụn giấy bị nhiễm điện
D. Đẩy, vì vụn giấy bị nhiễm điện
Câu 251: Chọn câu trả lời đúng
Tại sao cánh quạt trong các quạt điện thường xuyên quay mà vẫn có rất nhiều bụi dính vào
A. Vì hạt bụi nhỏ và rất dính
B. Vì cánh quạt có điện
C. Vì cánh quạt khi quay sẽ cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện
D. Vì các hạt bụi bay trong không khí bị nhiễm điện
Câu 252: Chọn câu giải thích đúng
Tại sao khi lau kính bằng các khăn vải khô ta thấy không sạch bụi
A. Vì khăn vải khô làm kính bị trầy xước
B. Vì khăn vải khô không dính được các hạ bụi
C. Vì khăn vải khô làm kính bị nhiễm điện nên sẽ hút các hạt bụi và các bụi vải
D. Cả ba câu đều sai
Câu 253: Chọn câu trả lời đúng
Làm thế nào để biết một vật bị nhiễm điện?
A. Đưa vật lại gần các vụn giấy, nếu vật hút các mẩu giấy thì kết luận vật bị nhiễm điện
B. Đưa vật đến gần các vật khác đã bị nhiễm điện nếu chúng hút hay đẩy nhau thì kết luận vật nhiễm điện
C. Đưa vật lại gần các vụn giấy nếu vật đẩy các mẩu giấy thì kết luận vật bị nhiễm điện
D. Cả A và C đều đúng
Câu 254: Hai quả cầu A và B được đặt gần nhau bằng hai sợi chỉ, chúng hút nhau làm cho phương của hai sợi chỉ bị lệch như trên hình 7.1. Trường hợp nào sau đây là sai:
A. Quả cầu A nhiễm điện dương, quả cầu B nhiễm điện âm hoặc không nhiễm điện
B. Quả cầu A nhiễm điện âm, quả cầu B nhiễm điện dương hoặc không nhiễm điện
C. Quả cầu nhiễm điện dương, quả cầu A không nhiễm điên
D. Quả cầu B và quả cầu A đều nhiễm điện dương
Câu 255: Chọn câu giải thích đúng
Ở xứ lạnh vào mùa đông , một người đi tất(vớ) trên một sàn nhà được trải thảm, khi đưa tay vào gần các tay nắm cửa bằng kim loại thì nghe thấy có tiếng lách tách nhỏ và tay người đó bị giật. Hãy gải thích vì sao?
A. Vì khi người đi trên thảm, có sự cọ xát với thảm nên bị nhiễm điện
B. Do hiện tượng phóng điện giữa người và tay nắm cửa
C. Chỉ có câu A đúng
D. Cả hai câu A và B đều đúng
Câu 256: Chọn câu trả lời đúng
Khi đưa tay sát gần màn hình tivi hay màn hình máy vi tính đang hoạt động sẽ nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ. Điều này là do:
A. Màn hình đã bị nhiễm điện
B. Có sự phóng điện giữa tay và màn hình
C. Cả hai câu A và B đều đúng
D. Cả hai câu A và B đều sai
Câu 257: Chọn câu trả lời đúng
Đưa tay hai vật đã bị nhiễm điện lại gần nhau
A. Chúng luôn hút nhau
B. Chúng luôn đẩy nhau
C. Chúng không hút và không đẩy nhau
D. Có thể hút hoặc đẩy nhau tùy theo chúng nhiễm điện cùng dấu hay trái dấu
Câu 258: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Các vật nhiễm điện ………… thì đẩy nhau, ………….. thì hút nhau
A. Khác loại, cùng loại
B. Cùng loại, khác loại
C. Như nhau, khác nhau
D. Khác nhau, như nhau
Câu 259: Chọn câu sai
Các vật nhiễm……….. thì đẩy nhau.
A. Cùng điện tích dương
B. Cùng điện tích âm
C. Điện tích cùng loại
D. Điện tích khác nhau
Câu 260: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Các vật nhiễm……… thì hút nhau
A. Cùng điện tích dương
B. Cùng điện ích âm
C. Điện tích cùng loại
D. Điện tích khác loại
Câu 261: Trong một thí nghiệm, khi đưa một đầu thước nhựa dẹt lại gần quả cầu bằng nhựa xốp được treo bằng sợi chỉ, quả cầu nhựa xốp bị đẩy ra xa như hình 7.2. Câu kết luận nào sau đây là đúng?
A. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện khác loại
B. Quả cầu không bị nhiễm điện, còn thước nhựa bị nhiễm điện
C. Quả cầu và thước nhựa đều không bị nhiễm điện
Câu 262: Chọn phát biểu đúng
Một nguyên tử trung hòa về điện khi:
A. Tổng điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân
B. Tổng điện tích dương của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích âm của hạt nhân
C. Tổng điện tích dương của các electron có trị số tuyệt đối lớn hơn điện tích dương của hạt nhân
D. Tổng điện tích dương của các electron có trị số tuyệt đối nhỏ hơn điện tích dương của hạt nhân
Câu 263: Chọn câu trả lời đúng
Trong cấu tạo nguên tử, hạt nhân và electron có điện tích:
A. Cùng loại B. Như nhau
C. Khác loại D. Bằng nhau
Câu 264: Chọn câu phát biểu sai
A. Nguyên tử được cấu tạo bởi bạt nhân và các electron
B. Hạt nhân có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác
C. Hạt nhân mang điện tích dương
D. Các electron mang điện tích âm và có thể dịch chuyển ừ nguyên tử này sang nguyên tử khác
Câu 265: Chọn câu phát biểu sai
A. Các vật bị nhiễm điện là các vật có mang điện tích
B. Các vật trung hòa điện là các vậ không có điện tích
C. Nguyên tử nào cũng có điện tích
D. Các vật tích điện là các vật có điện tích
Câu 266: Chọn câu giải thích đúng
Tại sao trước khi cọ xát, thanh nhựa không hút các mẩu giấy nhỏ?
A. Vì thanh nhựa chưa bị nhiễm điện
B. Vì thanh nhựa trung hòa về điện
C. Vì mẩu giấy trung hòa về điện
D. Cả ba câu đều đúng
Câu 267: Chọn câu trả lời đúng
Khi cọ xát thước nhựa với mảnh vải khô
A. Điện tích âm di chuyển từ thước nhựa sang mảnh vải
B. Điện tích âm di chuyển từ mảnh vải sang thước nhựa
C. Điện tích dương di chuyển từ thước nhựa sang mảnh vải
D. Điện tích dương di chuyển từ mảnh vải sang thước nhựa
Câu 268: Chọn câu trả lời đúng
Khi cọ xát thanh thủy tinh vào lụa thì
A. Thanh thủy tinh mất bớt electron
B. Thanh thủy tinh nhận thêm electron
C. Thanh thủy tinh nhiễm điện âm
D. Lụa nhiễm điện dương
Câu 269: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Một vật …………… nếu nhận thêm electron, …………… nếu mất bớt elctron
A. Nhiễm điện dương, nhiễm điện âm
B. Nhiễm điện âm, nhiễm điện dương
C. Nhiễm điện dương, trung hòa điện
D. Trung hòa điện, nhiễm điện âm
Câu 270: Chọn câu trả lời đúng
Một quả cầu A có điện tích dương, quả cầu B trung hòa về điện. Khi đưa hai quả cầu lại gần nhau thì
A. Chúng đẩy nhau
B. Chúng hút nhau
C. Không hút cũng không đẩy nhau
D. Vừa hút vừa đẩy nhau
Câu 271: Chọn câu trả lời đúng
Khi nối một quả cầu A có điện tích dương với một quả cầu B rung hòa điện thì
A. Electron dịch chuyển từ quả cầu B sang quả cầu A
B. Electron dịch chuyển từ quả cầu A sang quả cầu B
C. Electron không dịch chuyển
D. Cả ba câu đều sai
Câu 272: Chọn câu giải thích đúng
Trong công nghệ sơn tĩnh điện, người ta làm cho sơn bị nhiễm điện và vật cần sơn nhiễm điện khác loại. Vì sao họ làm như vậy?
A. Do nhiễm điện khác loại nên các hạt sơn sẽ hút chặt vào vật cần sơn, làm cho lớp sơn có độ bền
B. Các hạt sơn do nhiễm điện khác loại nên sẽ đẩy nhau, vì vậy lớp sơn sẽ được mỏng, tiết kiệm sơn và sơn được đều hơn
C. Cả hai lí do trên
D. Một lí do khác
Câu 273: điền từ thích hợp vào chỗ trống
Điện tích dương được kí hiệu bằng……………., điện tích âm kí hiệu bằng…………………
A. Dấu cộng, dấu trừ
B. Dấu trừ, dấu cộng
C. Dấu gạch chéo, dấu trừ
D. Dấu cộng, dấu chấm
Câu 274: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Một nguyên tử khi nhận thêm electron thì gọi là………………….
A. Nguyên tử trung hòa
B. Ion dương
C. Ion âm
D. Cả ba câu đều sai
Câu 276: Chọn câu trả lời đúng
Trong nguyên tử:
A. Các electron mang điện âm chuyển động quanh hạt nhân
B. Các electron mang điện dương chuyển động quanh hạt nhân
C. Các electron mang điện âm đứng yên xung quanh hạt nhân
D. Các electron mang điện dương đứng yên xung quanh hạt nhân
Câu 277: Chọn câu sai
A. Khi cọ xát hai vật với nhau hì cả hai vật đều bị nhiễm điện
B. Sau khi cọ xát với nhau thì hai vật mang điện tích trái dấu nhau
C. Khi cọ xát hhai vật với nhau thì có sự dịch chuyển của các electron từ vật này sang vật kia
D. Khi cọ xát hai vật với nhau, có sự dịch chuyển của hạt mang điện dương từ vật này sang vật kia
Câu 278: Chọn câu trả lời đúng
A. Hạt nhân của nguyên tử gọi là ion dương
B. Mỗi electron trong nguyên tử gọi là ion âm
C. Hạt nhân của nguyên tử còn gọi là điện tử
D. Hạt mang điện tích âm nhỏ nhất trong nguyên tử gọi là điện tử
Câu 279: Tìm những từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu sau:
a) ở tâm mỗi nguyên tử có một……….. mang………..
b) xung quanh các hạt nhân có các……….. mang……….. chuyển động tạo thành lớp……….. của nguyên tử
c) tổng điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng ……….. của hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử……….. về điện
d) ……….. có thể dịch chuyển từ………….. sang……….., từ vật này sang vật khác
e) Một vật nhiễm điện âm nếu……….. electron, nhiễm điện dương nếu……….. electron
Câu 280: Chọn câu sai
A. Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác
B. Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron
C. Bình thường nguyên tử trung hòa về điện
D. Một vật trung hòa điện nếu nhận thêm một electron sẽ sinh ra một proton trong hạt nhân để trung hòa về điện
Câu 281: Chọn kết quả đúng
Tổng điện tích hạt nhân của nguyên tử đồng là 29 lần điện tích nguyên tố e. Hỏi khi trung hòa về điện nguyên tử đồng có bao nhiêu electron?
A. 29 B. 58
C. 116 D. Không có electron nào cả
Câu 282: Chọn kết quả đúng
Nguyên tử Nitơ có 7 hạt electron (giả sử điện tích của mỗi hạt electron là (-1) thì nguyên tử Nitơ có tổng điện tích của electron là (-7). Hỏi nhân của nó sẽ mang điện tích là mấy?
A. -7 B. 7
C. -14 D. 14
Hướng dẫn giải và Đáp án
Câu 240:
Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác
Đáp án: B
Câu 241:
Các vật bị nhiễm điện có khả năng hút hay đẩy nhau => câu D sai
Đáp án: D
Câu 242:
Các vật bị nhiễm điện có khả năng đẩy các vật nhiễm điện cùng dấu => câu D sai
Đáp án: D
Câu 243:
Thước nhựa có khả năng hút các vụn giấy sau khi cọ xát bằng miếng vải khô
Đáp án: C
Câu 244:
Thanh thủy tinh sau khi được cọ xát bằng mảnh lụa thì có khả năng hút được mảnh nilông
Đáp án: B
Câu 245:
Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho thanh nhựa mang điện tích
Đáp án: C
Câu 246:
Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện
Đáp án: B
Câu 247:
Một trong những nguyên nhân tạo thành các đám mây dông bị nhiễm điện là do sự cọ xát mạnh giữa những giọt nước trong luồng không khí bốc lên cao
Đáp án: A
Câu 248:
Khi đưa một cây thước nhựa lại gần một sợi tóc, cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ hút sợi tóc
Đáp án: C
Câu 249:
Khi thời tiết hanh khô, chải tóc bằng lược nhựa ta thấy nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút thẳng ra. Điều này do lược và tóc đều bị nhiễm điện trái dấu nên hút nhau
Đáp án: C
Câu 250:
Thước nhựa sau khi được cọ xát bằng mảnh vải khô sẽ có khả năng hút các vụn giấy nhỏ. Vậy khi đưa mảnh vải khô lại gần các mẩu giấy vụn, mảnh vải sẽ hút các mẩu giấy vì mảnh vải cũng bị nhiễm điện sau khi cọ xát
Đáp án: B
Câu 251:
Cánh quạt trong các quạt điện thường quay mà vẫn có rất nhiều bụi dính vào, vì cánh quạt khi quay sẽ cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện, do đó hút được bụi
Đáp án: C
Câu 252:
Khi lau kính bằng các khăn vải khô ta thấy không sạch bụi, vì khăn vải kho làm kính bị nhiễm điện nên sẽ hút các hạt bụi và các bụi vải
Đáp án: C
Câu 253:
Đưa vật đến gần các vật khác đã bị nhiễm điện, nếu chúng hút hay đẩy nhau thì kết luận vật nhiễm điện
Đáp án: B
Câu 254:
Hai quả cầu đó chỉ có khả năng:
-nhiễm điện trái dấu
-một quả nhiễm điện, một quả không nhiễm điện
- Câu D sai
Đáp án: D
Câu 255:
Ở xứ lạnh, vào mùa đông, một người đi tất (vớ) trên một sàn nhà được trải thảm, khi đưa tay vào gần các tay nắm cửa bằng kim loại thì nghe thấy có các tiếng lách tách nhỏ và tay người đó bị điện giật. Nguyên nhân:
-vì người khi đo trên thảm, có sự cọ xát với thảm nên bị nhiễm điện
-do hiện tượng phóng điện giữa người và tay nắm cửa
Đáp án: D
Câu 256:
Khi đưa tay sát gần màn hình tivi hay màn hình máy vi tính đang hoạt động sẽ nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ. Điều này là do:
-màn hình đã bị nhiễm điện
-có sự phóng điện giữa tay và màn hình
Đáp án: C
Câu 257:
Đưa hai vật đã bị nhiễm điện lại gần nhau, chúng có thể hút hoặc đẩy nhau tuy theo chúng nhiễm điện cùng dấu hay trái dấu
Đáp án: D
Câu 258:
Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau
Đáp án: B
Câu 259:
Các vật nhiễm điện tích khác loại hì hút nhau => câu D sai
Đáp án: D
Câu 260:
Các vật nhiễm điện tích khác loại thì hút nhau
Đáp án: D
Câu 261:
Thước nhựa dẹt đẩy quả cầu nhựa xốp ra xa => Qủa cầu và thước nhựa bị nhiễm điện cùng loại
Đáp án: D
Câu 262:
Một nguyên tử trung hòa về điện khi tổng điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân
Đáp án: A
Câu 263:
Trong cấu tạo nguyên tử, hạt nhân và electron có điện tích khác loại
Đáp án: C
Câu 264:
Hạt nhân không thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác
Đáp án: C
Câu 265:
Các vật trung hòa điện là các vật có tổng điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân cấu tạo nên vật => câu sai B
Đáp án: B
Câu 266:
Trước khi cọ xát, thanh nhựa không hút các vụn giấy nhỏ vì:
-thanh nhựa chưa bị nhiễm điện
-thanh nhựa trung hòa về điện
-mẩu giấy trung hòa về điện
Đáp án: D
Câu 267:
Khi cọ xát thước nhựa với mảnh vải khô điện tích âm di chuyển từ mảnh vải sang thước nhựa
Đáp án: B
Câu 268:
Khi cọ xát thanh thủy tinh vào lụa thì thanh thủy tinh mất bớt electron
Đáp án: A
Câu 269:
Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron
Đáp án: B
Câu 270:
Một quả cầu A có điện tích dương, quả cầu B trung hòa về điện. Khi đưa hai quả cầu lại gần nhau thì chúng hút nhau
Đáp án: B
Câu 271:
Khi nối một quả cầu A có điện tích dương và một quả cầu B trung hòa điện thì electron dịch chuyển từ quả cầu B sang quả cầu A
Đáp án: A
Câu 272:
Trong công nghệ sơn tĩnh điện, người ta làm cho sơn bị nhiễm điện và vật cần sơn nhiễm điện khác loại. Vì do nhiễm điện khác loại nên các hạt sơn sẽ hút chặt vào vật cần sơn, làm cho lớp sơn có độ bền
Đáp án: C
Câu 273:
Điện tích dương được kí hiệu bằng dấu cộng, điện tích âm kí hiệu bằng dấu trừ
Đáp án: A
Câu 274:
Một nguyên tử khi nhận thêm electron thì gọi là ion âm
Đáp án: C
Câu 275:
Một nguyên tử khi mất electron thì gọi là ion dương
Đáp án: B
Câu 276:
Trong nguyên tử các electron mang điện âm chuyển động quanh hạt nhân
Đáp án: A
Câu 277:
Khi cọ xát hai vật với nhau thì chỉ có sự dịch chuyển của các electron từ vật này sang vật kia, không có sự dịch chuyển của hạt mang điện dương từ vật này sang vật kia => câu sai D
Đáp án: D
Câu 278:
Hạt mang điện tích âm nhỏ nhất trong nguyên tử gọi là điện tử
Đáp án: D
Câu 279:
a) ở tâm mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương
b) xung quanh các hạt nhân có các electron mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ của nguyên tử
c) tổng điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện
d) electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên ử khác từ vật này sang vật khác
e) một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mấ bớt electron
Câu 280:
Một vật trung hòa điện nếu nhận thêm một electron sẽ trở thành vật mang điện tích âm => câu sai D
Đáp án: D
Câu 281:
Vì tổng các điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân nên nguyên tử đồng sẽ có 29 electron ở lớp vỏ
Đáp án: A
Câu 282:
Hạt nhân của nguyên tử nitơ sẽ có tổng điện tích là +7
0 Nhận xét