Trường THPT Lương Thế Vinh

ĐỀ ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018-2019

Môn: Vật Lý 7                          Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: (2 điểm)

    Em hãy đọc đoạn thông tin sau:

       Trong các cuộc thi đấu thể thao, người chiến thắng được trao huy chương vàng. Các huy chương này được chế tạo bằng phương pháp mạ điện: Mạ vàng  (hay còn gọi là mạ lạnh, mạ điện phân) là phương pháp có từ lâu đời.. Ưu điểm của phương pháp mạ điện là lớp phủ có độ bám cao. Với phương pháp này, vật liệu được phủ lớp vàng bên ngoài. Trong quá trình mạ điện, vật cần mạ được gắn với cực âm, kim loại mạ gắn với cực dương của nguồn điện trong dung dịch điện phân, hình thành lớp kim loại bám trên bề mặt của vật được mạ. Độ dày của lớp mạ tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện của nguồn và thời gian mạ.  

Trên cơ sở kiến thức đã học hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Phương pháp mạ vàng  một chiếc huy chương là dùng tác dụng nào của dòng điện?

b) Cực âm của nguồn điện gắn vào vật nào?

c) Cực dương của nguồn điện gắn vào vật nào?

d) Dung dịch cần dùng để mạ chiếc huy chương là dung dịch có tên gì?

 

Câu 2: (2 điểm)

  a/ Cường độ dòng điện là gì? Nêu đơn vị của cường độ dòng điện.

  b/ Đổi các đơn vị sau:  

      500mA=………...…A

      35mV=…………….V

      36kV=……………..V

      0,3A=……………..mA

 

Câu 3: ( 2 điểm )

       Một mạch điện gồm nguồn điện 2 pin mắc nối tiếp với 1 công tắc đóng  và 1 bóng đèn; 1 ampe kế đo cường độ dòng điện qua mạch điện, 1 vôn kế V đo hiệu điện thế của bóng đèn, dây dẫn.  

a/ Hãy vẽ sơ đồ mạch điện và chú thích chốt(+) , chốt (-) của ampe kế và vôn kế.

b/ Dùng mũi tên vẽ chiều dòng điện chạy trong mạch.  

 

Câu 4: (2 điểm)  

  a/ Vật nhiễm điện âm được tạo ra trong trường hợp nào? Nêu đặc điểm của vật bị nhiễm điện.


  b/ Dùng một thanh thủy tinh đã được nhiễm điện đưa đến gần quả cầu bằng kim loại treo trên dây. Ta thấy quả cầu bị hút về phía thanh thủy tinh, sau khi quả cầu chạm vào thanh thủy tinh thì nó lại bị đẩy ra. Em hãy giải thích tại sao?


Câu 5: (2 điểm)

a/  Nêu quy ước về chiều dòng điện.

b/ Một học sinh cho rằng, nếu trong cùng một vật dẫn điện, có hai dòng hạt mang điện tích dương và mang điện tích âm như nhau, nhưng chuyển động ngược chiều nhau thì dòng điện bằng 0, không có dòng điện chạy trong mạch. Theo em, suy nghĩ  của bạn đúng hay sai? Vì sao?