Never forget to use the online HTML editor tools when it comes to composing or converting articles for the web.









ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I - MÔN NGỮ VĂN KHỐI 6

A. CHỦ ĐỀ 1: PHẦN VĂN HỌC

I. Các thể loại truyện đã học

1. Truyện dân gian:

a) Truyền thuyết: Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan

đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện

thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

b) Cổ tích: Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen thuộc

(nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ...)Truyện thường có yếu tố hoang đường, thể

hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái

ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.

c) Ngụ ngôn: Là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài

vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm

khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

d) Truyện cười: Là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống

nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.

2. Truyện trung đại:

II. Điểm giống và khác nhau giữa truyền thuyết – cổ tích; ngụ ngôn – truyện

cười.

a. Truyền thuyết – cổ tích


Truyền thuyết Cổ tích


Giống

- Đều là loại truyện dân gian, do dân sáng tác và lưu truyền chủ yếu bằng

truyền miệng.

- Đều có yếu tố tưởng tượng hoang đường.

- Nhân vật chính thường có sự ra đời kì lạ, tài năng phi thường...

b. Ngụ ngôn – truyện cười Ngụ ngôn Truyện cười Giống Đều có yếu tố gây cười và ngầm ý phê phán. Khác Mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. III. Các truyện dân gian đã học (không tính các văn bản đọc thêm) Thể loại Tên truyện Nội dung, ý nghĩa Truyền thuyết Thánh Gióng Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước. Truyện thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân nhân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai. Đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. Truyện cổ tích Thạch Sanh Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta. Em bé thông minh Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian. Từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hàng ngày. Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng Phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không chủ quan, kiêu ngạo. Thầy bói xem voi Khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc nào phải xem xét chúng một cách toàn diện. Truyện cười Treo biển Phê phán nhẹ nhàng những người thiếu lập trường khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác. B CHỦ ĐỀ 2: PHẦN TIẾNG VIỆT Kiến Định nghĩa Phân loạithức Từ (xét theo cấu tạo) Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. -Từ đơn: Do một tiếng có nghĩa tạo thành. VD: Nhà, xe, người,... - Từ phức: Gồm hai hoặc nhiều tiếng tạo thành. + Từ ghép: Gồm hai tiếng trở lên có nghĩa, ghép lại với nhau. VD: Nhà cửa, sách vở,… + Từ láy: Gồm hai tiếng trở lên giữa các tiếng có quan hệ láy âm hoặc vần. VD: Đo đỏ, tim tím, xanh xao, … Nghĩa của từ Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị. Có hai cách giải nghĩa của từ: - Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. - Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích. * Từ có thể có một nghĩa hoặc nhiều nghĩa. * Hiện tượng chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra từ nhiều nghĩa. - Nghĩa gốc: Nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Vd: Tôi ăn cơm. (nghĩa gốc) - Nghĩa chuyển: Nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. Vd: Tàu vào ăn hàng. (nghĩa chuyển) Phân loại từ theo nguồn gốc - Từ thuần Việt là từ do nhân dân ta sáng tạo ra. VD: Cha mẹ, trẻ con,… -Từ mượn: Là từ ta vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật hiện tượng....mà tiếng ta không có từ để biểu thị. Gồm: + Từ mượn tiếng Hán: Phụ thân, sơn thuỷ, quốc kì… + Từ mượn ngôn ngữ khác: Ra-đi-ô, điện, in-tơ-nét, gan… Lỗi dùng từ Có 3 loại lỗi dùng từ - Lặp từ: Lặp đi lặp lại một từ, một ngữ, một câu => Gây nhàm chán cho người đọc. - Lẫn lộn các từ gần âm: => Gây khó hiểu cho người đọc, nghe. - Dùng từ không đúng nghĩa => Người nghe, đọc sẽ hiểu sai nghĩa của người viết, nói. Từ loại Danh từ - Danh từ: Là những từ chỉ người, vai nghĩa của người viết, nói. Từ loại Danh từ - Danh từ: Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,… - Khả năng kết hợp: Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước và các từ ấy, này, đó…ở phía sau và một số từ ngữ khác để tạo thành cụm danh từ. - Chức năng: Làm chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước. VD. Lan là học sinh.  Có các loại danh từ: Động từ Động từ: những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật. (chạy, đi, nhảy, hát…) - Khả năng kết hợp: Thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng…để tạo thành cụm động từ. - Chức năng: Thường làm vị ngữ. Khi làm chủ ngữ mất khả năng kết hợp với đã, sẽ, cứ, đang, cũng… *Có các loại động từ sau: Tính từ Tính từ: Những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái. - Khả năng kết hợp: Kết hợp với rất, hơi, quá, đã, sẽ ,…để tạo thành cụm tính từ. Khả năng kết hợp với hãy, chớ, đừng rất hạn chế. - Chức năng: Làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn so với độngI. Từ và cấu tạo từ tiếng Việt: 1. Từ là gì? - Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. - Từ đơn là từ chỉ có một tiếng, VD: Bàn, ghế, tủ, sách… - Từ phức là từ có 2 tiếng trở lên, từ phức gồm có: + Từ ghép: Ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa, VD: Bàn ghế, bánh chưng, ăn ở, mệt mỏi… + Từ láy: Có quan hệ láy âm giữa các tiếng với nhau, VD: ầm ầm, sạch sành sanh, trồng trọt,… 2. Mô hình: II. Từ mượn: 1. Từ thuần Việt: là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra. Cấu tạo từ Từ đơn Từ phức Từ ghép Từ láy VD: Cày, cuốc, hoa, lá, sầu riêng, áo dài, đình, chùa, tết… 2. Từ mượn: (vay mượn hay từ ngoại lai) Là những từ của ngôn ngữ nước ngoài được nhập vào ngôn ngữ của ta để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm,… mà tiếng ta chưa có từ thật thích hợp để biểu thị. - Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng việt là từ mượn tiếng Hán (gồm từ gốc Hán và từ Hán việt). - Ngoài ra còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác Anh, Pháp,… VD: phu nhân, ga, căn tin, xà phòng…. 3. Cách viết các từ mượn: + Đối với từ mượn đã được Việt hoá hoàn toàn thì viết như tiếng Việt: + Đối với từ mượn chưa được Việt hoá thì dùng gạch nối để nối các tiếng với nhau. (Sin-ga-po, Ma-lai-xi-a…) 4. Nguyên tắc mượn từ: Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Giữ gìn bản sắc dân tộc.Không mược từ một cách tuỳ tiện. Mô hình: III. Nghĩa của từ: 1. Nghĩa của từ: là nội dung mà từ biểu thị. 2. Các giải thích nghĩa của từ: 2 cách. - Trình bày khái niệm mà từ biểu thị, VD: Tập quán: là thói quen của………. - Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích. Ví dụ: Lẫm liệt: Hùng dũng, oai nghiêm; Nao núng: Lung lay, không vững lòng nay ở mình nữaIV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ: 1. Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. (ví dụ: Toán học, Văn học, Vật lí học… từ có một nghĩa); chân, mắt, mũi… từ có nhiều nghĩa) 2. Từ nhiều nghĩa là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa. - Nghĩa gốc: Là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. - Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc. Ví dụ: Mũi (mũi kim, mũi dao, mũi bút…), chân (chân trời, chân mây, chân tường, chân đê,…), mắt (mắt nứa, mắt tre, mắt na…), đầu (đầu giường, đầu đường, đầu sông,...) V. Lỗi dùng từ: 1 - Các lỗi dùng từ: + Lỗi lặp từ. Ví dụ: (1) Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian. (2) Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng đều rất lấy làm quý mến bạn Lan. (từ gạch chân là từ lặp nên loại bỏ để viết lại cho đúng) => Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều quý mến. + Lỗi lẫn lộn các từ gần âm. Ví dụ: (1) Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh. (2) Ông hoạ sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc. (3) Tiếng Việt có khả năng tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người. (4) Có một số bạn còn bàng quang với lớp. (5) Vùng này còn khá nhiều thủ tục như: ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình; ốm đau không đi bệnh mà ở nhà cúng bái,… Những từ gạch chân là từ lặp, nên thay bằng các từ sau: (1) tham quan, (2) mấp máy, (3) sinh động, (4) bàng quan,(5) hủ tục. + Lỗi dùng từ không đúng nghĩa. Ví dụ: (1) Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc. (2) Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn nhất trí đề bạt làm lớp trưởng. (3) Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã tận mắt chứng thực cảnh nhà tan cửa nát của những người nông dân. (4) Làm sai thì cần thực thà nhận lỗi, không nên bao biện. (5) Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hoá dân tộc. Sử lại bằng những từ sau: (1) điểm yếu hoặc nhược điểm, (2) bầu hoặc chọn, (3) chứng kiến, (4) thành khẩn và nguỵ biện, (5) tinh tuý IV. Từ loại và cụm từ. 1. Danh từ: A. Nghĩa khái quát: Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm… VD: bác sĩ, kỹ sư, công nhân, giám đốc, bảo vệ, bàn, ghế, mưa, nắng, hoa, lá, mai, cúc, mận, xoài…. B. Đặc điểm ngữ pháp của danh từ: - Khả năng kết hợp: Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, nọ, ấy, kia,… và một số từ khác ở sau để tạo thành cụm danh từ. - Chức vụ ngữ pháp của danh từ: + Điển hình là làm chủ ngữ: Công nhân này// đang làm việc. + Khi làm vị ngữ phải có từ là đi kèm:Tôi// là người Việt Nam. - Các loại danh từ: + Danh từ chỉ sự vật:dùng để nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm… Danh từ chung: là tên gọi một loại sự vật Danh từ riêng: tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương - Cách viết hoa danh từ riêng. (Quy tắc viết hoa) ghi nhớ sgk T - 109 2. Cụm danh từ: A. Nghĩa khái quát: Là tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. B. Đặc điểm ngữ nghĩa của cụm danh từ: nghĩa của cụm danh từ đầy đủ hơn một danh từ (công nhân/chú công nhân kia) C. Chức vụ ngữ pháp của cụm danh từ: giống như danh từ * Mô hình cụm danh từ đầy đủ: Phần trước Trunchỉ lượng bao quát T1 chỉ lượng cụ thể hơn T1 Danh từ đơn vị T2 Danh từ sự vật, hiện tượng, khái niệm.. S1 Nêu đặc điểm, tính chất… S2 Nơi chốn, thời gian…. (Chỉ từ) Tất cả những mấy cành hàng mai bưởi tứ quý da xanh ngoài ngõ (nơi chốn) ngày xưa (Thời gian) - Đặc điểm: Cấu tạo phức tạp hơn danh từ. - Chức năng: như danh từ(Làm chủ ngữ) Tạo cụm danh từ - đặt câu có CDT làm chủ ngữ Các bước thực hiện Ví dụ 1/ chọn danh từ chỉ sự vật, người, hiện tượng, khái niệm: x Hoa cúc 2/ Chọn phần phụ trước: y (Lượng từ, số từ) Tất cả 3/ Tạo cụm: yx Tất cả hoa cúc 4/ Chọn phần phụ sau: z (chỉ đặc điểm, nơi chốn…) tím 5/ Kết hợp thành cụm yxz: cụm danh từ Tất cả/ hoa cúc /tím PT TT PS 6/ Đặt câu hỏi như thế nào, làm sao …sau cụm yxz và xác định nội dung cần trả lời. Tất cả hoa cúc tím như thế nào? Tất cả hoa cúc tím làm sao? 7 Phân tích: - Cụm yxz: Cụm danh từ làm chủ ngữ - Nội dung trả lời câu 6: vị ngữ Tất cả hoa cúc tím/ là của tôi CN/ VN 3. Số từ và lượng từ: * Số từ: Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. - Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ (ví dụ: hai con gà, ba học sinh…). - Khi biểu thị số thứ tự, số từ đứng sau danh từ (ví dụ: Canh bốn canh năm vừa chợp mắt; Tôi // là con thứ nhất.) Lưu ý: phân biệt số từ với danh từ đơn vị (số từ không trực tiếp kết hợp với chỉ từ, trong khi đó danh từ đơn vị có thể trực tiết kết hợp được với số từ ở phía trước và chỉ từ ở phía sau) Ví dụ: không thể nói: một đôi con trâu, mà có thế nói là:một đôi gà kia. * Lượng từ: Là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. Lượng từ được chia thành hai nhóm: + Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể: tất cả, tất thảy, cả,… + Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: những, mỗi, mọi, từng, các,… * Phân biệt số từ và lượng từ: - Số từ chỉ số lượng cụ thể và số thứ tự (một, hai, ba, bốn, nhất, nhì…) - Lượng từ chỉ lượng ít hay nhiều (không cụ thể: Những, mấy, tất cả, dăm, vài…) 4. Chỉ từ: * Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí (định vị) của sự vật trong không gian hoặc thời gian. * Hoạt động của chỉ từ trong câu: + Làm phụ ngữ S2 ở sau trung tâm cụm danh từ (theo dõi chỉ từ “kia” ở mô hình cụm danh từ trên) + Làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu. Ví dụ: Chỉ từ (đó) làm chủ ngữ và định vị sự vật trong không gian (Đó // là quê hương của tôi.) C V Ví dụ: Chỉ từ (ấy) làm trạng ngữ và định sự vật trong thời gian (Năm ấy, tôi// vừa tròn ba tuổi.) TN C V 5. Động từ: - Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vậ - Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ… để tạo thành cụm động từ. - Chức vụ ngữ pháp của động từ: + Chức vụ điển hình là làm vị ngữ. + Khi làm chủ ngữ, động từ thường mất hết khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, hãy…. - Động từ chia làm hai loại: + Động từ tình thái (thường đòi hỏi có động từ khác đi kèm: + Động từ chỉ hành động, trạng thái: động từ chỉ hành động (đi, đững, nằm, hát…) và động từ trạng thái (yêu, ghét, hờn, giận…, vỡ, gãy, nát…) 6.Cụm động từ: * Cụm động từ là tổ hợp từ do động từ một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành (đang học bài,…) * Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ và có cấu tạo phức tạp hơn một động từ * Chức vụ ngữ pháp của cụm động từ:giống như động từ - Làm vị ngữ - Làm chủ ngữ: không có phụ ngữ trước (ví dụ:Đi // là hành động quả quyết.) - Cụm động từ có cấu tạo đầy đủ gồm ba phần: Xem SGK/148 Mô hình cấu tạo cụm động từ Phần trước Trung tâm Phần sau - chỉ QH thời gian:Đã, sẽ, đang - chỉ QH tiếp diễn: cũng, vẫn - chỉ sự khẳng định:Có, còn - chỉ sự phủ định: không, chưa, chẳng - chỉ sự khuyến khích hay ngăn cản: hãy, nên, chớ, đừng ĐỘNG TỪ Bổ sung về đối tượng Bổ sung về thời gian Bổ sung về nơi chốn Bổ sung về cách thức Bổ sung về phương tiện Bổ sung về mục đích Tạo cụm động từ: Các bước thực hiện Ví dụ 1/ chọn động từ a đi 2/ chọn phụ ngữ b Đã (Phụ ngữ có ý nghĩa chỉ quan hệ thời gian) 3/ tạo cụm động từ có phụ ngữ trước bằng cách kết hợp tổ hợp ba Đã / đi PT TT 4/ chọn phụ ngữ sau c Bằng xe đạp (Bổ sung về phương tiện) 5/ kết hợp c sau cụm trên để tạo cụm động từ đầy đủ 3 phần: bac Đã / đi / bằng xe đạp PT TT PS Đặt câu có cụm động từ (Dễ thực hiện để đạt yêu cầu) - Tạo cụm động từ theo 5 bước trên VD: sẽ trồng hoa. - Chọn chủ ngữ thực hiện hành động của cụm  Để đặt câu có cụm động từ theo quy trình thuận 1/ Chọn đối tượng, sự vật tạo nên hành động: VD: Nam, Cây mai, Gió 2/ Chọn động từ chỉ hành động của sự vật nêu trên: VD: Nam: hái, chặt, học, ….. Cây mai: trổ, ra, vươn….. Gió: thổi, xua, kéo… 3/ Tìm phụ ngữ trước và sau cho động từ Nam / đang hái hoa sen PT TT PS CN VN: CĐT 7. Tính từ và cụm tính từ: - Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng t- Các loại tính từ: Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối: trắng bóc, đỏ chót…. (không kết hợp với các từ chỉ mức độ,), tính từ chỉ đặc điểm tương đối: đỏ, xanh, vàng… (kết hợp được với từ chỉ mức độ) - Tính từ và cụm tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ. Ví dụ: Vàng // là màu của lá. tt - Cụm tính từ ở dạng đầy đủ nhất gồm 3 phần: (Có thể vắng phụ trước, phụ sau nhưng phần TT không thể vắng mặt). Mô hình cấu tạo Phần trước Phần trung tâm Phần sau - chỉ QH thời gian: đã, sẽ, đang - chỉ QH tiếp diễn: cũng, vẫn - chỉ sự khẳng định: có, còn - sự phủ định: không, chưa, chẳng - chỉ sự khuyến khích hay ngăn cản: hãy, nên, chớ, đừng (hạn chế) TÍNH TỪ Biểu thi vị trí Sự so sánh Mức độ Phạm vi Nguyên nhân của đặc điểm tính chất Tạo cụm tính từ Các bước thực hiện Ví dụ 1/ chọn tính từ m đi 2/ chọn phụ ngữ n Đã (Phụ ngữ có ý nghĩa chỉ quan hệ thời gian) 3/ tạo cụm tính từ có phụ ngữ trước bằng cách kết hợp tổ hợp nm Đã / đi PT TT 4/ chọn phụ ngữ sau o Bằng xe đạp(Bổ sung về phương tiện) 5/ kết hợp o sau cụm trên để tạo cụm tính từ đầy đủ 3 phần: nmo Đã / đi / bằng xe đạp PT TT PS Lưu ý: 1/ Nhận diện cụm - Cụm danh từ: có danh từ làm trung tâm, có phụ ngữ trước và sau đi kèm (Xem mô hình và ý nghĩa các phần phụ) - Cụm động từ: có động từ làm trung tâm, có phụ ngữ trước và sau đi kèm (Xem mô hình và ý nghĩa các phần phụ) - Cụm tính từ: có tính từ làm trung tâm, có phụ ngữ trước và sau đi kèm (Xem mô hình và ý nghĩa các phần phụ) Phụ ngữ chỉ mức độ của cụm tính từ có thể xuất hiện ở cả phần phụ trước và sau 2/ Cấu tạo cụm - Không nhất thiết cụm phải có đầy đủ 3 phần. Có thể thiếu một trong hai phần phụ - Trong một câu, có khi cả chủ và vị đầu là cụm VD: Mấy cành đào Ngọc Hà / đang nở rộ. C. CHỦ ĐỀ 3: PHẦN TẬP LÀM VĂN: Kiểu văn bản tự sự 1/ Văn bản là gì? Các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt. - Văn bản l chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có tính liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp. - Các kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính - công vụ. - Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng. 2/ Thế nào là văn tự sự?- Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự kiện, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. 3/ Cách làm bài văn tự sự. + Tìm hiểu đề, tìm ý + Lập dàn ý + Viết bài văn hoàn chỉnh + Kiểm tra lại và sửa chữa lỗi sai. MỘT SỐ DÀN Ý THAM KHẢO. Đề 1: Kể về một việc tốt mà em đtốt ấy. b. TB: Kể chi tiết về các sự việc đã diễn ra theo trình tự hợp lí: - Việc tốt ấy diễn ra trong khoảng thời gian nào? Ở đâu? - Hoàn cảnh nào đã tạo cơ hội cho em làm việc tốt? - Có những ai tham gia cùng em? - Em đã làm những việc gì? - Có điều gì bất ngờ xảy ra khi em đang làm việc tốt? - Em đã ứng xử như thế nào trong tình huống bất ngờ ấy? - Kết quả cuối cùng của việc tốt em đã làm ra sao? c. KB: Cảm nghĩ của em sau khi làm được một việc có ích. Đề 2: Kể chuyện lần đầu em đi chơi xa. Gợi ý: a. MB: Giới thiệu về chuyến đi chơi xa của em và cảm xúc sâu đậm của em về chuyến đi ấy. b. TB: Kể chi tiết về chuyến đi: - Lần đầu em đi chơi xa trong trường hợp nào? - Ai đưa em đi? - Nơi ấy là đâu? Về quê hay ra thành phố, hoặc đi tham quan nơi nào? - Hành trình chuyến đi ra sao? - Em đã trông thấy những gì trong chuyến đi ấy? - Điều gì làm em thích thú và nhớ mãi? - Em ao ước những chuyến đi như thế nào? c. KB: Cảm nghĩ của em về chuyến đi ấy. Đề 3: Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu làm em nhớ nhất. Gợi ý: a. MB: Giới thiệu về kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ nhất và hoàn cảnh nhớ lại kỉ niệm. b. TB: Kể chi tiết về kỉ niệm: - Kỉ niệm bắt đầu như thế nào? - Có những ai tham gia? - Diễn biến của kỉ niệm ? - Kết quả ra sao? c. KB: Trở về hiện tại và nêu cảm xúc của bản thân. Đề 4: Kể về một người bạn mới quen trong năm học mới này. Gợi ý: a. MB: Giới thiệu về người bạn mới quen và tình cảm hiện tại em dành cho bạn ấy . b. TB: - Em quen bạn trong tình huống nào? Ở đâu? - Bạn có điểm đặc biệt nào về hình dáng, tính cách, sở thích? - Khi mới quen, tình cảm và cách đối xử của bạn dành cho em ra sao ? - Khi đã thân thiết hơn, bạn thay đổi như thế nào? - Em thích nhất điều gì ở bạn? c. KB: Cảm xúc của bản thân thi quen được người bạn ấy. Đề 5: Người để lại trong em ấn tượng sâu đậm nhất. * Gợi ý: - HS dựa vào dàn ý kể người. a. MB: Giới thiệu người định kể và mối quan hệ giữa em với người đó. b. TB: - Giới thiệu đôi nét về tên, tuổi tác, ngoại hình, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình của người đó. - Kể về việc làm của người đó đối với mọi người xung quanh để bộc lộ tính cách của người đó. - Kể về tài năng, sở thích của người đó. - Kể một kỉ niệm thể hiện sự gắn bó giữa em và người đó. Qua kỉ niệm ấy, tình cảm người đó dành cho em như thế nào? c. KB: Tình cảm của em dành cho người được kể và mong ước của em dành cho người đó. C/ PHẦN TẬP LÀM VĂN Đề 1: Kể về người thân của em. Dàn bài: MB: Giới thiệu người thân và những ấn tượng chung về người ấy. TB: 1/- Giới thiệu đôi nét về hình dáng . 2/- Kể về những nét tính cách đáng quý thể hiện qua hành động việc làm. + Thói quen, sở thích. + Mối quan hệ đối với người xung quanh, trong gia đình, người ngoài. + Thương yêu, lo lắng, chăm sóc. + Nhiệt tình, sẳn lòng giúp đỡ 3/- Kỷ niệm đáng nhớ về người thân. KB: Nêu tình cảm, suy nghĩ đối với người thân. - Tình cảm của em đối với người thân - Mong ước những điều tốt đẹp cho người thân - Làm cho người thân vui lòng. Đề 2: Kể về một kỷ niệm đáng nhớ Dàn bài MB: Giới thiệu câu chuyện, việc làm khiến em nhớ mãi TB: - Nguyên nhân xãy ra câu chuyện chứa kỷ niệm . - Nội dung câu chuyện: + Diễn biến như thế nào? Chi tiết nào là đáng nhớ + Kết thúc: + Ý nghĩa: Vì sao nó đáng nhớ. KB: Suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện ấy. 3.ĐỀ:Kể về gia đình em. 1. MỞ BÀI Cho dù một ngày có bao nhiêu mệt mỏi, khó khăn ở thế giới bên ngoài, chỉ khi bước về thềm nhà, đằm mình trong không khí gia đình yêu thương, em lại thấy mọi mệt mỏi như tan biến hết vào mây khói, chẳng mảy may còn lại gì. Thật đúng như người ta nói, nhà là nơi để về, gia đình là nơi để yêu thương. 2. THÂN BÀI - Giới thiệu về gia đình - Giới thiệu, tả qua về thành viên trong gia đình - Sự gắn kết giữa những người thân yêu trong gia đình - Tình cảm của em với gia đình 3. KẾT BÀI Gia đình mãi là nơi bình yên nhất cho mỗi trái tim, dù sau này đi xa đến đâu, em cũng chỉ mong được về lại trong bữa cơm gia đình thân yêu với ba, với mẹ, với em trái của mình để hơi ấm tình thương xóa đi tất cả bụi trần vương vấn làm mòn đi trái tim. 4.DÀN Ý: I. Mở bài:giới thiệu sự việc, vấn đề (kể về chuyện đời thường) Ví dụ: ( kể về bác hàng xóm) Nhà em ở một vùng quê nhỏ đầy tình yêu thương và quý mến. ở xóm em mọi người luôn luôn quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau. Trong xóm em thích nhất là chú Tùng, chú Tùng rất vui tính và giỏi giang. II. Thân bài: kể về chuyện đời thường ( kể về bác hàng xóm) 1. Kể khái quát về bác hàng xóm  Bác Tùng năm nay 44 tuổi  Bác tùng là hàng xóm của nhà em  Bác sống trong khu phố em đang ở 2. Kể chi tiết về bác hàng xóm a. Kể về ngoại hình của bác hàng xóm  Bác Tùng có mái tóc đen nhưng có điểm vài sợi bạc  Bác có cái bụng to  Bác có gương mặt phúc hậu  Đôi mắt của bác long lanh  Bác có hàm râu rậm  Bác hay mặc đồ công nhân  Bác Tùng thường đi dép lào b. Kể tính tình của bác hàng xóm  Bác rất thân thiện và hay giúp đỡ mọi ngươi  Bác luôn đối xử tốt với con cháu  Bác được nhiều người yêu thương va quý trọng  Bác rất độ lượng và thân thiện c. Kể vê những việc làm của bác  Bác thường đi vận động bà con làm việc tốt  Bác đi quyên góp để ủng hộ những người nghèp  Bác luôn giúp đỡ mọi người và bà con xung quanh  5.Dàn ý Kể về một thầy giáo, cô giáo mà em yêu quý lớp 6  Mở bài:  - Giới thiệu qua về thầy/cô giáo mà em sắp kể.  - Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em kính trọng và quý mến cô/thầy giáo.  Thân bài:  - Miêu tả đôi nét về thầy/cô giáo mà em quý mến. Nên tả những nét độc đáo và ấn tượng của thầy/cô giáo.  - Kể về tính tình, tính cách của thầy/cô giáo.  - Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/cô giáo đó là gì?  - Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy/cô giáo đó ra sao?  Kết bài: Nêu ra sự kính trọng và yêu mến khi không còn được học với thầy/cô giáo và em sẽ phấn đấu trong việc học tập để không phụ lòng thầy/cô.  6.Dàn ý Kể về một thầy giáo, cô giáo mà em yêu quý - Bài tham khảo 2  Mở bài:  - Giới thiệu thầy (cô) giáo mà em yêu mến.  Thân bài:  - Kể về hình dáng: Tuổi, vóc dáng, khuôn mặt, cách ăn mặc,…-Tính tình của thầy (cô).  - Cách cử xử với làng xóm, đồng nghiệp, với phụ huynh, học sinh,…  - Điều em quí mến.  Kết bài:  Nêu cảm nghĩ của em về thầy (cô).  7.Dàn ý Kể về một thầy giáo, cô giáo mà em yêu quý - Bài tham khảo 3  1. Mở bài  – Giới thiệu vài nét về thầy hoặc cô giáo mà em dự định kể.  – Kể lại vài ấn tượng của em về người thầy/cô giáo mà em yêu mến.  2. Thân bài  – Hãy tả đôi nét về thầy/cô giáo như về ngoại hình, tính cách, nếu một số ấn tượng rõ nét của em về thầy cô giáo.  – Kể ra kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/cô giáo đó.  – Em đã trở thành học sinh lớp 6, nếu cảm nhận về thầy cô giáo cũ của mình.  3. Kết bài  – Cảm nghĩ của em thầy cô giáo đó, nêu ra sự kính trọng khi không còn được học với thầy/cô giáo cũ.  – Nêu lên quyết tâm phấn đấu học tập để không phụ lòng thầy/cô của mình.  8.Dàn ý Kể về một thầy giáo, cô giáo mà em yêu quý - Bài tham khảo 4  * Yêu cầu cần chú ý khi lập dàn bài tập làm văn kể về người thầy hoặc cô giáo mà em quý mến:  - Đọc kĩ đề và nắm rõ yêu cầu của đề.  - Từ năm lớp 1 đến lớp 6, em đã học với những thầy cô giáo nào? Trong các thầy cô ấy, em yêu quý và kính trọng nhất là thầy hay cô nào?  - Em cần kể rỏ về các đặc điểm ngoại hình, những việc làm ý nghĩa của thầy cô giáo đó. Và suy nghĩ của em về thầy hoặc cô giáo đó như thế nào?  Nội dung tham khảo dàn bài tập làm văn Kể về người thầy hoặc cô giáo mà em quý mến như sau:  1. Phần Mở bài  Từ năm lớp 1 đến nay, em được học với rất nhiều thầy cô giáo. Từ khi lên lớp 6, mỗi thầy cô dạy lớp em một bộ môn.  Thầy cô nào cũng để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Trong đó, cô chủ nhiệm kiêm dạy môn Văn là người để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất.  2. Phần Thân bài  a). Giới thiệu về cô chủ nhiệm  - Cô chủ nhiệm lớp em tên là Nguyễn Hồng Khanh.  Năm nay, cô khoảng 36 tuổi.  - Cô đã có một em nhỏ. Năm nay, bé 3 tuổi.  Cô có khuôn mặt trái xoan, mũi thẳng, đôi môi lúc nào cũng hồng hồng một cách tự nhiên.  - Mái tóc cô dài đến gấu áo, được cặp sau gáy gọn gàng.  - Khi lên lớp, cô thường mặc bộ áo dài màu xanh có thêu nổi những bông hoa nho nhỏ.  - Cô đi đôi giày màu đen sạch sẽ.  b). Kể về những việc làm của cô  * Khi ở trường  - Hôm nào đến lớp, em cũng đã thấy cô ở trường.  Khi các bạn sắp hàng vào lớp, cô luôn nhắc nhở chúng em đứng ngay ngắn, không trêu chọc nhau, không nói chuyện riêng.  - Em nhớ buổi nhận lớp đầu tiên, cô cẩn thận phát cho mỗi bạn trong lớp một tờ giấy nhỏ. Cô yêu cầu chúng em viết đầy đủ thông tin như trong tờ giấy đã yêu cầu. Nhờ có những thông tin cá nhân đó, cô có thể liên hệ với gia đình phụ huynh vào bất cứ lúc nào.  - Em ấn tượng nhất với bài học đầu tiên cô giảng. Bài học hôm đó là Con Rồng cháu Tiên. Với giọng ấm, nhẹ nhàng, cô đưa chúng em về với miền đất Lạc Việt xưa, về với cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ từ buổi bình minh của lịch sử. Bài cô giảng đã cho em một bài học thấm thía về cội nguồn các dân tộc. Dẫu người miền núi hay miền xuôi, người nông thôn hay thành thị thì 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam này đều từ cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ mà ra. Rồi còn biết bao bài giảng cô thổi hồn vào đó, làm chúng em thấy yêu hơn gia đình, thầy cô, bạn bè, quê hương đất nước…  Cô không chỉ giảng bài hay, cô còn là người yêu thương và quan tâm hết mực đến học sinh của mình. Cô nắm vững hoàn cảnh gia đình của từng bạn trong lớp. Cô phát động lớp góp quỹ bằng cách gom những đồ có thể bán cho hàng ve chai. Quỹ đó dùng để mua đồ dùng học tập giúp đỡ cho những bạn có hoàn cảnh quá khó khăn.  - Cô chọn những bạn học giỏi trong lớp và phân công các bạn kèm cặp cho những bạn học còn yếu. Nhờ vậy, kết quả học tập của cả lớp tương đối đều. Lớp em thường được xếp hạng Nhất hoặc Nhì trong toàn trường.  - Trong các buổi lớp em lao động, bao giờ cô cũng phân công rất cụ thể cho từng tổ, thậm chí có việc cô còn giao cho từng cá nhân.  Cô tham gia lao động rất nhiệt tình. Giờ giải lao, cô còn mang ra cho lớp một thùng nước trà đá để cả lớp uống thoải mái. Cuối buổi, cô tổng kết, khen chê rõ ràng đúng người đúng việc.  * Khi ở nhà  - Thỉnh thoảng chúng em đến thăm cô. Nhìn nhà cửa cô gọn gàng sạch sẽ, ngăn nắp, em hiểu cô là một người phụ nữ đảm đang.  - Trước sân nhà cô có một mảnh vườn nho nhỏ. Trên đó, cô trồng các loại rau thơm. Loại rau nào cũng đều xanh tốt.  - Trên hiên nhà có mấy chậu hoa hồng. Những cây hồng cao khoảng gần một mét. Trên đó có rất nhiều nụ đang chúm chím. Chỉ ít ngày nữa thôi, chắc chắn những nụ hoa ấy sẽ nở thành nhừng bông hồng tuyệt đẹp- Em yêu thương và kính trọng cô chủ nhiệm của em.  - Cô đúng là người mẹ thứ hai của chúng em.  - Cô là tấm gương sáng cho chúng em noi theo.  - Sau này, lớn lên, đi đâu, học ở đâu, em vẫn sẽ mãi mãi lưu giữ trong tim hình ảnh cô chủ nhiệm Nguyễn Hồng Khanh của mình. 9.DÀN Ý: I. Mở bài: giới thiệu người thân của em Ví dụ: Tôi sinh ra tại một vùng quê nhỏ với những cánh đồng thẳng cánh cò bay, với những cánh diều vi vút gió, những dòng sông chảy dào dạt,…. Nơi đây gắn bó tuổi thơ tôi, gắn với bao kỉ niệm thân thương về gia đình tôi. Gia đình tôi rất yêu thương nhau và quý mên lẫn nhau. Trong gia đình tôi yêu nhất là bà, bà luôn yêu thương và chăm sóc tôi. II. Thân bài: kể về người thân của em 1. Kể sơ lược về bà em  Bà sống cùng gia đình với em  Bà em năm nay 73 tuổi  Bà là người chịu bao cực nhọc và khổ sở 2. Kể chi tiết về bà em a. Kể về ngoại hình của bà  Bà em nay già yếu  Bà em có dáng người nhỏ bé  Bà em có mái tóc muối tiêu  Bà em đi lại rất cẩn thận và chậm chạp do bà yếu và đau chân  Làn da bà em nhăn nheo  Bà em có những vết nhăn trên mặt  Bà em luôn mỉm cười b. Kể tính tình của người thân của em  Bà em rất yêu thương và giúp đỡ mọi người  Bà em rất vui tính  Bà em rất yêu thương em c. Kể hoạt động của người thân của em  Bà em thường đi dạo dạo quanh xóm  Bà em rất yêu thương tụi em  Dù già nhưng bà vẫn làm được công việc nhà ĐỀ10:Hãy kể về 1 người mà bạn yêu quý nhất. 1)MB -Giới thiệu về 1 người mà bạn yêu quý nhất. (ở đây mình chọn là kể về người bạn) 2)TB *Đặc điểm nổi bật về hình dáng -Dáng người, khuôn mặt, nước da -Mái tóc, đôi mắt,... *Đặc điểm nổi bật về tính tình -Hiếu động, nghịch ngợm, luôn là người bày ra những trò chơi vui vẻ -Hài hước, có khiếu kể chuyện cười -Luôn là người hòa giải những xích mích, bất hòa giữa các bạn trong lớp -Có tấm lòng nhân ái, thương yêu bạn bè (Kể về một bạn trong lớp có bố mới mất, bạn ấy đã huy động mn góp tiền giúp đỡ *Kỉ niệm khó quên (Có thể là em bị ốm, bạn đã tận tình giúp đỡ, chép và giảng hộ bài) 3)KB Có thể nêu những tình cảm của em với người bận ấy! 11.Dàn ý kể lại một chuyến về quê lớp 6 Bài tham khảo 1 1/ Mở bài: Lý do về thăm quê, về quê với ai? II/ Thân bài: + Cảm xúc khi được về quê + Quang cảnh chung của quê hương + Gặp họ hàng ruột thịt + Thăm mộ tổ tiên + Gặp bạn bè cùng tuổi + Dưới mái nhà người thân + Phút chia tay III/ Kết bài: Cảm nghĩ về chuyến về quê Dàn ý kể lại một chuyến về quê - Bài tham khảo 2 I. Mở bài: giới thiệu một chuyến về quê Ví dụ: Ba em sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nông thôn đầy nắng và gió. Còn em thì từ nhỏ sống trên thành phố, nên quê đối với em rất đặc biệt. hè vừa rồi em được ba cho về quê để thăm quê, em rất hào hứng và vui vẻ. II. Thân bài: kể về một chuyến về quê 1. Kể bao quát về chuyến về quê  Em đi với ba về quê  Quê cách nhà em 300 km  Quê em rất đẹp và thân thương2. Kể chi tiết về chuyến về quê a. Kể chuyến về quê  Tối mẹ đã chuẩn bị sẵn đồ để sáng em về quê  Sáng em dã dậy từ rất sớm để ra bến xe  Em leo lên xe và tâm trạng vô cùng phấn khỏi  Em ngồi trên xe nhìn mọi cảnh vật bên đường  Em ngủ thiếp đi lúc nào không biết b. Kể lúc về tới quê  Vừa về tới nhà nội là em bỏ đồ chạy đi cùng tụi nhỏ trong xóm  Em đi khắp xóm, ai cũng hỏi han em  Em đi hái dừa, bắt cá,… với lũ nhỏ bao mệt  Em rất thú vị với những trờ chơi dưới quê  Em chơi trốn tìm, chơi bắt cá, chơi thả diều, chơi nhảy dây,…  Mọi người dân quê rất thân thiện, họ cho em rất nhiều quà quê  Bà nội em lúc nào cũng dặn em cẩn thận, lo cho em  Em rất thích đàn chó và vịt của nhà nội  Về quê mọi thứ thật thanh bình  III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chuyến về quê D.CÁC ĐỀ THI HK1 CỦA NHỮNG NĂM TRƯỚC. I. Biên soạn đề kiểm tra: ĐỀ THI HỌC KÌ I(2019-2020). MÔN:NGỮ VĂN.LỚP 6-HỌC KÌ I. Thời gian :90phút. Câu I(Đọc hiểu): 3 điểm (Đọc đoạn trích sau ,trả lời câu hỏi từ câu a đến câu c). “ ..Năm ấy,đến lượt Lí Thông nộp mình.Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh chết thay.Chiều hôm đó,chờ Thạch Sanh kiếm củi về,Lí Thông dọn một mâm rượu thịt ê hề mời ăn,rồi bảo: -Đêm nay,đến phiên anh canh miếu thờ,ngặt vì dở cất mẻ rượu,em chịu khó thay anh,đến sáng thì về. Thạch Sanh thật thà nhận lời đi ngay... (Trích :Thạch Sanh-Ngữ văn 6,tập 1). a.Truyện Thạch Sanh thuộc loại truyện dân gian nào?Hãy trình bày đặc điểm của thể loại truyện đó?(1đ). b.Đoạn văn trích trên giúp em nhận ra được tính cách gì của Thạch Sanh và Lí Thông? (1đ). c.Tìm danh từ chung và danh từ riêng có trong đoạn trích ?(1đ. Câu II(Tập làm văn): 1 :(2 điểm) Viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Thạch Sanh? 2.: 5 điểm. Hãy viết một bài văn kể về một người bạn tốt của em . II.HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2019 - 2020 MÔN: NGỮ VĂN 6 A. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Tổ bộ môn của nhà trường. - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,00 điểm). B. Đề và đáp án: Phần Hướng dẫn chấm và biểu điểm Điểm I. ĐỌC- HIỂU ( 3,0 điểm) Phần I Câu: 1 1a a. Văn bản: -TruyệnThạch Sanh thuộc loại truyện cổ tích. -Đặc điểm của loại truyện cổ tích; +Truyện kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật bất hạnh,nhân vật dũng sĩ ,nhân vật là động vật. +Truyệ thường có yếu tố hoang đường kì ào,thể hiện ước mơ của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện với cái ác,caí tốt đối với cái xấu,cái công bằng đối với sự bất công. 0.25 điểm 0.25 điểm 0.5 điểm 1b b. Văn bản: học sinh hiểu được tính cách của nhân vật : +Thạch Sanh:thật thà,tốt bụng. +Lí Thông:gian xảo,mưu mô . 0,5 điểm 0.5 điểm 1c C.Tiếng việt: -Tìm danh từ chung:năm,mẹ,con,chết,rượu,thịt,anh,em,sáng,chiều. -Tìm danh từ riêng :Thạch Sanh,Lí Thông. 0.5điểm 0,5 điểm II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm) PhầnII Câu 1 Đoạn văn cần Viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu trình bày suy nghĩ 2.0 điểcủa em về nhân vật Thạch Sanh? a. Đúng hình thức đoạn văn (mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn) 0.25 điểm b. Xác định đúng nội dung trình bày trong đoạn văn 0.25 điểm c. Triển khai nội dung cơ bản theo các ý sau -Trình bày đoạn văn (HS viết được đoạn văn mạch lạc,đủ số câu,suy nghĩ sâu sắc về nhân vật Thạch Sanh dũng cảm,tài giỏi,tốt bụng,nhân hậu. 1.0 điểm d. Sáng tạo, cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề tự sự. 0.25 điểm e. Chính tả: Đảm bảo những quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25 điểm Câu 2 ĐỀ : Hãy kể về một người mà bạn yêu quý nhất. 5.0 điểm a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài : Giới thiệu chung về người bạn thân em yêu quý nhất; Thân bài: Nêu những đặc điểm nổi bật về hình dáng,tính tình.Những việc làm tốt của bạn. Kết bài: Nêu những tình yêu thương,gắn bó của bạn bè.Suy nghĩ về tình bạn. 0.25 điểm b.Xác định đúng nội dung bài: Giới thiệu về việc làm tốt của bạn. 0.25 điểm c.Triển khai nội dung hợp lý. Có thể theo các ý sau: Học sinh có thể trình bày các chi tiết theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những ý cơ bản sau: 1)Mở bài: -Giới thiệu về một người mà bạn yêu quý nhất. (ở đâu,làm gì). -Việc làm tốt của bạn. 2)Thân bài(3 điểm). *Đặc điểm nổi bật về hình dáng,tính tình. -Hình dáng bên ngoài. -Hiếu động, nghịch ngợm, luôn là người bày ra những trò chơi vui vẻ -Hài hước, có khiếu kể chuyện cười. *Những việc làm tốt của bạn. -Luôn là người hòa giải những xích mích, bất hòa giữa các bạn trong lớp -Có tấm lòng nhân ái, (Có thể là em bị ốm, bạn đã tận tình giúp đỡ, chép và giảng hộ bài) 0.5 điểm 1,5 điểm 1..5 điểm 3)Kết bài. -Nêu những tình thương yêu gắn bó của bạn bè. -Suy nghĩ của mình về tình bạn đó 0.5 điểm d. Sáng tạo, cách diễn đạt độc đáo , có suy nghĩ riêng về vấn đề tự sự. 0.25 điểm e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ 0.25 điểm Tổng điểm 10.0 điểm Lưu ý chung 1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung lớn nhất thiết phải có. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải hợp lý. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ cảm nghĩ chung chung, sắp xếp ý lộn xộn. 5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRALỚP 6 THỜI GIAN: 90 phút IV. Biên soạn đề kiểm tra: A. Trắc nghiệm: (3đ ) Chọn câu trả lời đúng (0,25đ). 1.Thế nào là truyền thuyết? a.Kể về nhân vật lịch sử. b.Kể về nhân vật,sự kiện lịch sử. c.Kể về nhân vật,sự kiện lịch sử thời quá khứ. d. .Kể về nhân vật,sự kiện lịch sử thời hiện đại. 2.Ýnghĩa của truyện con Rồng – cháu Tiên? a.Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi. b.Ca ngợi truyền thống đấu tranh của dân tộc ta. c.Thể hiện ý chí đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt. d.Câu a và c đúng. 3..Truyện “ Bánh chưng, bánh giầy”thuộc thể loại truyện dân gian nào? a.Truyền thuyết b.Truyện cổ tích c.Truyện ngụ ngôn d.Truyện cười 4.Bài học sau đây được rút ra từ truyện nào?“Truyện khuyên người ta:Muốn hiểu biết sự vật.sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện”. a.Ếch ngồi đáy giếng. b.Thầy bói xem voi. c.Chân,tay,tai,mắt,miệng. d.Truyện cười. 5.Từ đơn là do? a.Một tiếng có nghĩa tạo thành. b.Hai tiếng có nghĩa tạo thành. c.Hơn hai tiếng có nghĩa tạo thành. d.Một câu đơn tạo thành. 6.Khi giải thích “tập quán” là:Thói quen của một cộng đồng là đã giải thích từ theo cách nào? a.Dùng từ trái nghĩa với từ cần giải thích. b.Dùng từ đồng nghĩa với từ cần giải thích. c.Trình bày khái niệm mà từ cần biểu thị. d.Tất cả đúng. 7.Từ “chân” mang nghĩa gốc trong từ ngữ. a.Đau chân b.Chân răng c.Chân bàn d.Chân mây 8.Trong cụm từ “một viên quan”, từ “viên”là: a.Danh từ chỉ sự vật. b.Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên. c.Danh từ chỉ đơn vị qui ước chính xác. d.Danh từ chỉ đơn vị qui ước ước chừng. 9.khái niện về danh từ là? a.Dùng để gọi người. b.Dùng để gọi người,vật, việc. c.Dùng để gọi người,vật, việc,hiện tượng. d.Dùng để gọi người,vật, việc,hiện tượng,khái niệm. 10.Cấu tạo dạng đầy đủ nhất của cụm danh từ là? a.Chỉ có một danh từ. b.Có phụ trước,DTTT,phụ sau. c.Có DTTT,phụ sau. d.Có phụ trước,DTTT. 11.Văn tự sự là loại văn? a.Kể lại vật,việc nào đó theo trình tự hợp lí. b.Miêu tả lại một vật nào đó. c.Nêu suy nghĩ về một việc nào đó. d.Bàn luận về một việc nào đó. 12.Khi tóm tắt một văn bản tự sự cần? a.Liệt kê các sự việc chính. b.Liệt kê các sự việc phụ. c.Liệt kê các sự việc theo trình tự tùy thích. d.Liệt kê các sự việc theo trình tự hợp lí. B.Tự luận:7đ. 1.Xác định phần phụ trước, phần trung tâm, phụ sau của các cụm danh từ sau.(1đ) a. Những đàn gà kia. b.Một chú thỏ. 2. Hãy kể lại một lần em bị mắc lỗi (nói dối, không làm bài, bỏ học … HƯỚNG DẪN CHẤM I. TRẮC NGHIỆM : Mỗi câu đúng 0.25 điểm 1: c 5. a 9. d 2: d 6. c 10.b 3.a 7. a 11.a 4.b 8. b 12.c II. TỰ LUẬN CÂU 1: 1 điểm . 1.Xác định phần phụ trước, phần trung tâm, phụ sau của các cụm danh từ sau.(1đ) a. Những đàn gà kia. Pt DTTT Ps. b.Một chú thỏ. Pt DTTT. CÂU 2: 6 điểm. *Yêu cầu (1 điểm) - Xác định và viết bài văn đúng thể loại tự sự. - Sắp xếp các chi tiết theo trình tự hợp lí,dễ hiểu. - Bài văn diễn đạt rõ ràng, chặt chẽ.Bố cục 3 phần(mở,thân,kết) * Dàn bài(5 điểm). - Đề bài: Hãy kể lại một lần em bị mắc lỗi (nói dối, không làm bài, bỏ học …)./. 1. Mở bài:(1đ) Ai trong đời cũng có lầm lỗi. Giới thiệu chung về lỗi của mình. 2.Thân bài (3đ). - Kể về lần mắc lỗi của mình. +Lỗi đó xảy ra lúc nào, khi em học lớp mấy. +Lỗi đó là lỗi gì( bỏ học, nói dối, không thuộc bài, điểm kém ) +Hậu quả do lỗi đógây ra là gì?(bị làm bản kiểm điểm, bị ốm ) -Thái độ của mọi người trong nhà. +Buồn, nóng giận, hay bình tĩnh +Hành động, lời nói:Nhẹ nhàng, khuyên nhủ hay lớn tiếng -Cảm nghĩ của em về lỗi lầm đó +Nhận ra lỗi lầm ân hận +Tự nhủ không bao giờ tái phạm. 3.Kết bài (1đ). Rút ra bài học sau lần mắc lỗi đó. HẾT.(Ngày 24/11/2019).Nguyễn Thanh Hải.

Khác

- Truyện kể về nhân vật và sự kiện

có liên quan đến lịch sử thời quá

khứ.

- Truyện thể hiện thái độ và cách

đánh giá của nhân dân đối với nhân

vật và sự kiện được kể.

- Được cả người kể lẫn người nghe

tin là những câu chuyện có thật.


- Truyện kể về một số kiểu nhân vật

quen thuộc do nhân dân tưởng tượng

ra.

- Thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân

dân về công lí, lẽ công bằng.

- Được cả người nghe lẫn người kể

coi là những