Test response là tính năng đặc biệt quan trọng với những người test API. Làm sao có thể suốt ngày run từng cái request rồi check từng kết quả trả về một cách thủ công được, phải có cách gì nhanh hơn chứ
Phần này cung cấp 2 tính năng cực hay giúp người test đẩy nhanh được tốc độ test API.
- Check tự động kết quả trả về của từng field với 1, 2 dòng code, rất dễ, không cần biết code cũng làm được.
- Lưu giá trị của Response thành biến trong Environment để tiếp tục truyền vào param của API tiếp theo.
Postman cung cấp một khung làm việc để ta có thể làm việc, chỉ hỗ trợ ngôn ngữ Javascript thuần, không hỗ trợ jquery hay các thứ khác nhé.
Phần ở bên phải là tập hợp những cú pháp Postman cung cấp sẵn cho người dùng, khỏi cần phải nghĩ. Ok vào bài toán cụ thể nhé.
Bài toán 1: Tôi có 1 API login, tôi muốn biết là sau khi login vào xong, user_id của tôi trả về có đúng hay không.
- Bước 1: Chạy thử API 1 lần để lấy được cấu trúc Response của API.
Ta có thể thấy user_id nằm ở vị trí: root > data > user > profile > id và trong trường hợp này id của user này là 401.
- Bước 2: Viết Test
Code:
1: Parse cái Reponse trả về và lưu vào biến “jsonData” → cái này chính là root đã viết ở trên.
2: Test xem user_id có bằng 401 không.
Cách lấy giá trị hoàn toàn giống như trong Javascript thôi.
- Bước 3: Sau khi viết xong Test thì các bạn run Request lại rồi ngó xem phần Test của mình có đúng không.
Theo kết quả thì Test của mình đang Fail, á đù, mình viết đúng rồi mà nhỉ.
Đây là điểm mà các bạn mới làm sẽ hay gặp, đó là vấn đề ngay tại cái công cụ giúp mình test. Trong trường hợp này, đó là giá trị trả về nó là 1 String, mình không thể so sánh String và Int được. Hãy ngó lại cái ảnh phía trên, bạn sẽ thấy id là “401”, ta chỉ cần thêm dấu nháy kép vào lại phần test của mình là xong.
Bài toán 2: Tôi có 1 API login, sau khi login tôi muốn lưu lại giá trị của token để làm data cho những API tiếp theo.
Vẫn dùng ví dụ ở trên, ta sẽ thấy vị trí của token là: root > data > token
.
Ta sẽ viết thêm 1 code vào phía dưới 2 dòng code mình đã viết ở trên:
Sau đó, ta chỉ run lại rồi kiểm tra trong Environment thôi.
Khi đã lưu được biến vào trong Environment rồi thì phần gán biến vào request sẽ giống với phần mình đã hướng dẫn ở bài trước.
Vậy thôi, phần sử dụng Test của Postman chỉ đơn giản thế thôi. Mình biết là 1 bài thì không thể nói hết được, nhưng mà cũng xử lý được 2 phần quan trọng. Nếu làm theo mà có vướng mắc thì hãy để lại comment nhé.
0 Nhận xét