Đề bài

A.TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Hãy chọn câu đúng nhất A,B,C hoặc D.


Câu 1: Công suất được xác định bằng:

   A. Lực tác dụng trong một giây 

   B. Công thức P=A.t

   C. Công thực hiện được trong một giây 

   D. Công thực hiện khi vật dịch chuyển một mét


Câu 2: Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng?

   A.Khối lượng              B. Thể tích

   C. Nhiệt năng             D. Nhiệt độ


Câu 3: Cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt đến kém là:

   A. Đồng, nước, thủy tinh, không khí 

   B. Đồng, thủy tinh, nước, không khí

   C. Đồng, thủy tinh, không khí, nước 

   D. Thủy tinh, đồng, nước, không khí


B. TỰ LUẬN: (7 điểm)


Bài 1: (2 điểm) Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống của những câu sau đây:

   a) Khi ….(1)….của vật càng cao, thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động …(2)… và nhiệt năng của vật càng lớn.

   b) Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách, đó là:….(3)…..và bằng cách …..(4)….


Bài 2: (2 điểm) Hãy chọn từ thích hợp cho các chỗ trống ở bảng sau:


Bài 3: (3 điểm) Có 2 lít nước sôi đựng trong một cái ca. Hỏi khi nhiệt độ của nước hạ xuống còn 400C thì nước đã tỏa ra môi trường xung quanh một nhiệt lượng là bao nhiêu? Cho nhiệt dung của nước là C = 4200 J/Kg.k.



































Lời giải chi tiết

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM

A.TRẮC NGHIỆM

Câu 1:

Phương pháp

Sử dụng định nghĩa công suất.

Cách giải

Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.

Biểu thức : P=At

Chọn C

Câu 2:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết về chuyển động nhiệt của các nguyên tử, phân tử: Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

Cách giải

Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì nhiệt năng cũng sẽ tăng lên => nhiệt độ tăng => thể tích tăng, chỉ còn lại khối lượng của vật là không thay đổi.

Chọn A

Câu 3:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết về tính chất dẫn nhiệt của các chất:

rắn > lỏng > khí.

Đồng > nhôm > thủy tinh

Cách giải

Cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt đến kém là: Đồng, thủy tinh, nước, không khí.

Chọn B

B. TỰ LUẬN

Bài 1:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết về chuyển động nhiệt của các nguyên tử, phân tử: Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

Sử dụng lý thuyết nhiệt năng.

Cách giải

a)

(1) nhiệt độ     

(2) càng nhanh

b)

(3) thực hiện công      

(4) truyền nhiệt

Bài 2:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết bài dẫn nhiệt – đối lưu – bức xạ nhiệt.

Các hình thức truyền nhiệt chủ yếu của các chất là:

+ Chất rắn: dẫn nhiệt

+ Chất lỏng và chất khí: đối lưu

+ Chân không: bức xạ nhiệt

Cách giải



Bài 3:

Phương pháp

Sử dụng công thức Q=mcΔt

Cách giải

Tóm tắt:

V = 2 lít = 0,002 m3

t1 = 1000C

t = 400C

C = 4200 J/Kg.K

Q = ?

Lời giải

Khối lượng của nước là:

m=V.D=0,002.1000=2(kg)

Nhiệt lượng tỏa ra môi trường là:

Q=mcΔt=mc.(t1t)=2.4200.(10040)=504000J

Vậy Q = 504000 J