Trường Tiểu học Ngã Ba Giồng 
Tên học sinh:………………………..
Lớp: …………………………………
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM 
Năm học 2016 – 2017
Môn TIẾNG VIỆT( Đọc thầm) 
Thời gian làm bài: 25 phút

Điểm


Nhận xét
……………………………………………………….
……………………………………………………….
……………………………………………………….
Giáo viên ký tên

I. BÀI ĐỌC THẦM: CÁI ÁO CỦA BA
Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.
Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thực sự. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi. Khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba… Lúc tôi mặc đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là “chú bộ đội”. Có bạn hỏi: “Cậu có cái áo thích thật! Mua ở đâu thế?” “Mẹ tớ may đấy!” – Tôi hãnh diện trả lời.
Ba đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục cũ của ba.
Mấy chục năm đã qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và cả gia đình tôi.
Phạm Hải Lê Châu
II. Đọc thầm ( 5 điểm )
Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh vào chữ cái (A,B,C,D) trước câu trả lời đúng nhất. 
.../ 0,5đ 1. Bài văn tả đồ vật nào?
A. Tả chiếc áo của bạn nhỏ được may lại từ chiếc áo quân phục của ba.
B. Tả chiếc áo quân phục của người ba đã hi sinh.
C. Tả chiếc áo mới mẹ may cho bạn nhỏ.
D. Tả chiếc áo của bạn nhỏ đã cũ. 

…/0,5đ 2. Chiếc áo được giới thiệu như thế nào?
A. Là một chiếc áo bình thường như mọi chiếc áo khác.
B. Là một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tác giả mới 11 tuổi. 
C. Là một chiếc áo sơ mi màu trắng.
D. Là chiếc áo có chất liệu vải, màu sắc, kiểu dáng lạ.
…/0,5đ 3. Tác giả miêu tả các chi tiết “ hàng khuy, cổ áo” bằng cách nào? 
A. Nhân hóa B. So sánh 
C. So sánh và nhân hóa D. Thay thế từ ngữ
…/0,5đ 4. Vì sao mặc chiếc áo, bạn nhỏ lại cảm thấy như được “ vòng tay mạnh mẽ và yêu thương của ba ôm ấp” ?
A. Vì chiếc áo này dày và mịn.
B. Vì các bạn và cô giáo đều gọi bạn là “chú bộ đội” 
C. Vì chiếc áo này bạn mặc rất đẹp.
D. Vì bạn yêu quý ba, chiếc áo làm bạn liên tưởng như thế.
…/0,5đ 5. Từ “cổ” nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển? 
A. Cổ áo B. Hươu cao cổ
C. Cổ của em bé D. Em rướn cao cổ.
…/0,5đ 6. Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
A. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh.
B. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba…
C. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi.
D. Cái cổ áo như hai chiếc lá non trông thật dễ thương.
…/0,5đ 7. Dấu phẩy trong câu: “Khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên gọn gàng.” Có tác dụng là:
A. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép 
B. Ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu
C. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ 
D. Ngăn cách chủ ngữ và vị ngữ
…/0,5đ 8. Quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ chấm (…) trong câu: “Mình đến nhà bạn …. bạn đến nhà mình?”  là:
A. và B. nhưng
C. như D. hay 
…/0,5đ 9. Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép.
Nếu chúng ta chủ quan . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

…/0,5đ 10. Thấy bạn Hoa được mẹ chở đến trường bằng xe gắn máy mà không đội mũ bảo hiểm. Em hãy đặt 1 câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ nói về tác hại của việc không đội mũ bảo hiểm.
……………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………....


ĐÁP ÁN TIẾNG VIỆT LỚP 5- NĂM HỌC 2016-2017

ĐỌC THẦM ( 5đ )
1. A →đạt 0,5đ 
2. B →đạt 0,5đ
3. C →đạt 0,5đ
4. D →đạt 0,5đ
5. A →đạt 0,5đ
6. B →đạt 0,5đ
7. C →đạt 0,5đ
8. D →đạt 0,5đ
9. Học sinh điền vế câu còn thiếu đúng yêu cầu →đạt 0,5đ 
10. HS đặt câu ghép đúng yêu cầu → đạt 0,5đ
CHÍNH TẢ ( 5đ )
- Bài viết rõ ràng, không sai chính tả, trình bày đúng hình thức bài chính tả: 5 điểm.
- Mỗi lỗi chính tả trong bài (sai phụ âm đầu, vần, thanh, viết hoa không đúng quy định) trừ 0,5 điểm.
- Nếu sai từ 10 lỗi trở lên, chữ viết rõ ràng: 0,5 điểm.
TẬP LÀM VĂN ( 5 đ )
a/Phân tích đề:
- Thể loại: Tả người 
- Đối tượng tả: Người mà em quý mến .
b/Biểu điểm:
Loại giỏi (4,5 – 5 điểm): Thực hiện tốt các yêu cầu (thể loại, hình thức, nội dung) một cách xuất sắc. Bài làm sạch sẽ, chữ viết dễ nhìn. Các lỗi chung (ngữ pháp, dùng từ, chính tả,…) không đáng kể (1, 2 lỗi)
Loại khá (3,5 – 4 điểm): Thực hiện đúng yêu cầu, tử ngữ sinh động. Không quá 3, 4 lỗi chung.
Loại trung bình (2,5 – 3 điểm): Các yêu cầu đều được thực hiện nhưng còn sơ lược. Lời lẽ trong bài văn đôi khi còn sáo rỗng, không tự nhiên, sắp xếp ý chưa gãy gọn, mạch lạc. Câu văn khô khan, thiếu cảm xúc (không quá 5, 6 lỗi chung).
Loại yếu (1,5 – 2 điểm): Tửng yêu cầu chưa thực hiện đầy đủ, không cân đối, dùng từ không chính xác, kể lể, thiếu cảm xúc.
Loại kém (0,5 – 1 điểm): Lạc đề, không hiểu bài, viết dở dang.