Đề bài

I.Trắc nghiệm khách quan (4 điểm: 0,5 điểm mỗi câu)

Câu 1: Cặp kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl ở điều kiện thường?

A.Fe, Pb                                       B.Cu, Pb

C.Al, Ag                                       D.Mg, Hg.


Câu 2: Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, nhưng không tác dụng với H2SO4 đặc nguội?

A.Al                                                    B.Ag

C.Cu                                                    D.Zn.


Câu 3: Nguyên liệu chính để sản xuất nhôm là:

A.criolit                               B.quặng bôxit

C.điện                                 D.than chì.


Câu 4: Khi kim loại tác dụng với phi kim thì:

A.Kim loại là chất oxi hóa, còn phi kim là chất khử.

B.không xác định được vì còn phụ thuộc vào các chất cụ thể.

C.kim loại là chất khử, còn phi kim là chất oxi hóa.

D.kim loại bị khử.


Câu 5: Để chống lại sự ăn mòn kim loại người ta thường:

1)để vật nơi khô ráo.

2)sơ hay bôi dầu mỡ.

3)phủ một lớp kim loại bền.

4)chế ra các vật bằng kim loiaj nguyên chất.

Những biện pháp thích hợp:

A.1, 2, 3, 4.

B.1, 2, 3.

C.2, 3, 4.

D.1, 3, 4.


Câu 6: Đun nóng hỗn hợp gồm 6,4 gam lưu huỳnh và 1,3 gam kẽm. Sau phản ứng thu được các chất với khối lượng là: (S = 32, Zn = 65).

A.2,17 gam Zn và 0,89 gam ZnS.

B.5,76 gam S và 1,94 gam ZnS

C.2,12 gam ZnS.

D.7,7 gam ZnS.


Câu 7: Khi ngâm một lá kẽm (dư) vào trong 200ml dung dịch AgNO3 0,5M.

Khi phản ứng kết thúc khối lượng Ag thu được là:

A.8,8 gam.                            B.13 gam

C.6,5 gam                             D.10,8 gam.


Câu 8: Cho 8,8 gam một hỗn hợp gồm 2 kim loiaj ở 2 chu kì liên tiếp thuộc phân nhóm chính nhóm II tác dụng với dung dịch HCl (dư) cho 6,72 lít khí H2 (ở đktc).

Biết kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II gồm: Be, Mg, Ca, Sr, Ba

(Be = 9, Mg = 24, Ca = 40, Sr = 88, Ba = 137).

Hai kim loại đó là:

A.Be và Mg.                         B.Mg và Ca.

C.Ca và Sr                           D.Sr và Ba.


II.Tự luận (6 điểm)


Câu 9 (2 điểm): So sánh tính chất hóa học cơ bản của nhôm và sắt.

Viết phương trình hóa học để minh học.


Câu 10 (2 điểm): Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ:

NaClNaOHNaHCO3Na2CO3CaCO3CaCl2AgCl.


Câu 11 (2 điểm): Hòa tan kim loại M (hóa trị II) vào nước. Thêm H2SO4 vào dung dịch thu được ở trên, thấy tạo kết tủa A trong đó khối lượng của M bằng 0,588 lần khối lượng của A.

Xác định kim loại M (Mg = 24, Ca = 40, Sr = 88, Ba = 137, Al =27, Na = 23).
































Lời giải chi tiết

1. Đáp án.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

A

B

C

B

B

D

B

2. Lời giải

I.Trắc nghiệm khách quan (4 điểm: mỗi câu 0,5 điểm)

Câu 6: (B)

nS=6,432=0,2mol;nZn=1,365=0,02mol.S+ZnZnSnZnS=0,02molmZnS=0,02.97=1,94gam.

Khối lượng S còn = 6,4 – 0,02.32 = 5,76 gam.

Câu 7: (D)

Zn + 2AgNO3  2Ag + Zn(NO3)2

nAgNO3=0,2.0,5=0,1molZn  dư 

 mAg tạo ra = 0,1.108 = 10,8 gam.

Câu 8: (B)

M+2HClMCl2+H2nM=nH2=6,7222,4=0,3mol.

 Khối lượng mol trung bình 2 kim loại M=8,80,3=29,33.

Hai kim loại đó là Mg và Ca.

II.Tự luận (6 điểm)

Câu 9:

Giống nhau: Đều tác dụng được với phi kim, dung dịch axit, dung dịch muối của kim loại hoạt động yếu hơn nó, thụ động trong dung dịch HNO3 đặc nóng, H2SO4 đặc nóng.

Các ví dụ:

2Al+3Cl22AlCl32Fe+3Cl22FeCl32Al+6HCl2AlCl3+3H2Fe+2HClFeCl2+H2Fe+CuCl2Cu+FeCl22Al+3CuCl23Cu+2AlCl3

Khác nhau: Nhôm hoạt động mạnh hơn sắt.

Ví dụ: 2Al + 3FeCl2  3Fe + 2AlCl3

Nhôm tan trong dung dịch NaOH còn sắt thì không.

Câu 10:

Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ sau:

Câu 11: