Đề bài

Câu 1: Dãy các chất nào sau đây tan được trong nước?

A.CaCO3,Al,NaNO3,CO.B.Na2SO4,Fe,NaNO3,CO.C.CaCl2,Al,Ba2CO3,NO.D.CaCl2,Na3PO4,NaNO3,CuSO4.


Câu 2: Sơ đồ nào sau đây được dùng để biểu thị sự chuyển hóa trực tiếp giữa các chất?

A.CuSO4H2SO4Cu(OH)2.B.SO3H2SO4CuOC.CuCl2Cu(OH)2H2SO4D.CuSO4Cu(OH)2CuO.


Câu 3: Tổng hệ số cân bằng tối giản của phương trình hóa học.

Ag+H2SO4(d)t0Ag2SO4+SO2+H2O

Là:

A.6                                          B.7

C.8                                          D.9.


Câu 4: Dung dịch H2SO4 đặc nguội:

A.có tính hút nước mạnh.

B.có thể tác dụng với bạc, đồng.

C. có thể tác dụng với sắt.

D.tan vô hạn trong nước tỏa rất nhiều nhiệt.

Chọn câu Sai.


Câu 5: Có 4 chất đựng riêng biệt trong 4 ống nghiệm như sau: CuO, Fe2O3, Cu, Al.

Thêm vào mỗi ống nghiệm một lượng dung dịch axit clohidric. Các chất có phản ứng là:

A.CuO,Cu,Al.B.Fe2O3,Cu,Al.C.Cu,Fe2O3,CuO.D.Al,Fe2O3,CuO.


Câu 6: Có những chất sau: H2O, NaOH, CO2, Na2O. Số cặp chất có thể phản ứng với nhau là:

A.2                                          B.3

C.4                                          D.5.


Câu 7: Cho 10 gam Cu vào 250 gam dung dịch AgNO3 4%. Khi lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17% so với ban đầu thì khối lượng kim loại sau phản ứng sẽ là:

A.11,4 gam                             B.11,08 gam.

C.10,76 gam                            D.9,68 gam.


Câu 8: Có 2 dung dịch không màu là Ca(OH)2 và NaOH. Để phân biệt 2 dung dịch này bằng phương pháp hóa học phải dùng:

A.dung dịch HCl

B.khí CO2

C.phenolphtalein.

D.quỳ tím.


Câu 9: Kim loại X tác dụng với H2SO4 loãng cho khí H2 và tạo muối của kim loại hóa trị III. Kim loại X là:

A.Cu                                       B.Na

C.Al                                        D.Fe.


Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 0,575 gam một kim loại kiềm vào nước. Để trung hòa dung dịch được cần 25 gam dun g dịch HCl 3,65%.

Đây là kim loại (Li = 7, Na = 23, K = 39, Rb = 85, H = 1, Cl = 35,5).

A.Li.                                        B.Na.

C.K                                         D.Rb.


Câu 11. Dung dịch Cu(NO3)2 lẫn tạp chất AgNO3. Có thể dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch Cu(NO3)2?

A.Mg                                       B.Cu

C.Fe                                        D.Ag.


Câu 12: Cho phương trình hóa học sau:

Na2CO3 + 2HCl  NaCl + X. X là:

A.CO                                      B.Cl2

C.CO2                                     D.NaHCO3.


Câu 13. Dãy kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là:

A.Na, Fe                                 B.K, Na

C.Al, Cu                                  D.Mg, K.


Câu 14: Có 2 chất bột khan trắng CaO và Al2O3 thuốc thử để phân biệt được 2 chất bột là:

A.dung dịch HCl

B.NaCl

C.H2O

D.giấy quỳ tím khô.


Câu 15: Cho 7,28 gam một kim loại hóa trị II, tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl thu được 2,912 lit khí (đktc).

Đó là kim loại (Zn = 65, Fe = 56, Cu = 64, Cd = 112)

A.Zn                                        B.Fe

C.Cu                                        D.Cd.


Câu 16: Đơn chất khi tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc, nóng chỉ sinh ra một chất khí và hơi nước là:

A.S                                          B.Fe

C.Cu                                        D.Ag.


Câu 17: Trong phản ứng:

Fe2O3+3CO(t0)2FeO+3CO2. Fe2O3 là chất:

A.oxi hóa.

B.chất khử

C.vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử

D.tạo muối.


Câu 18: Khí SO2 tác dụng được với dung dịch NaOH vì:

A.Khí SO2 có tính axit.

B.NaOH tan mạnh trong nước.

C.Đó là một phản ứng hóa hợp.

D.Có khả năng tạo muối trung hòa.


Câu 19: Biết ở 25 độ C độ tan của NaCl là 36 gam. Cũng ở 25 độ C khi thêm 1 gam NaCl vào 100 gam dung dịch đó thì:

A.không có NaCl được tách khỏi dung dịch.

B.có 1 gam NaCl tách ra khỏi dung dịch.

C.có 36 gam NaCl tách ra khỏi dung dịch.

D.có 37 gam NaCl tách ra khỏi dung dịch.


Câu 20: Có các khí sau: CO, CO2, H2, Cl2, N2.

Nhóm gồm các khí đều cháy được trong không khí là:

A.CO, CO2

B.CO, H2.

C.N2, CO2.

D.H2, CO2.




































































































Lời giải chi tiết

1.Đáp án. (mỗi câu 0,5 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

D

D

C

C

D

C

C

B

C

B

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

B

D

B

C

B

A

A

A

B

B

2.Lời giải.

Câu 1: (D)

CaCl2, Na3PO4, NaNO3, CuSO4.

Câu 2: (D)

CuSO4+2NaOHCu(OH)2+Na2SO4Cu(OH)2CuO+H2O(t0).

Câu 3: (C)

2Ag+2H2SO4(dac)Ag2SO4+SO2+2H2O(t0).

Câu 4: (D)

Dung dịch H2SO4 đặc nguội không tác dụng với sắt.

Câu 5: (D)

2Al+6HCl2AlCl3+3H2Fe2O3+6HCl2FeCl3+3H2OCuO+2HClCuCl2+H2O.

Câu 6: (C)

H2O+CO2H2CO3Na2O+H2O2NaOH2NaOH+CO2Na2CO3CO2+Na2ONa2CO3.

Câu 7: (C)

nAgNO3=250.4100.170=0,05882mol.

nAgNO3pu=0,05882.0,17=0,01mol.Cu+2AgNO32Ag+Cu(NO3)2.

Khối lượng Ag sinh ra = 0,01.108 = 1, 08 gam.

Khối lượng Cu tan = 0,005.64 = 0,32 gam.

Khối lượng kim loại sau phản ứng

= 10 + 1,08 – 0,32 = 10,76 gam.

Câu 8: (B)

Sục khí CO2 vào dung dịch không màu, dung dịch tạo kết tủa là dung dịch Ca(OH)2.

CO2+Ca(OH)2CaCO3+H2O.

Câu 9: (C)

2Al + 3H2SO4  Al2(SO4)3 + 3H2

Câu 10: (B)

2M+2H2O2MOH+H2MOH+HClMCl+H2OnHCl=25.3,65100.36,5=0,025molnMOH=0,025molM=0,5750,025=23.

M là Na.

Câu 11: (B)

Cu + 2AgNO  Cu(NO3)2 + 2Ag.

Với Mg hay Fe tác dụng với cả hai dung dịch Cu(NO3)2, AgNO3 cho hỗn hợp nhiều chất, không thu được dung dịch Cu(NO3)2 sạch. Ag không tác dụng với cả 2 dung dịch Cu(NO3)2, AgNO3.

Câu 12: (D)

Na2CO3 + 2HCl  NaCl + NaHCO3 (X)

Câu 13: (B)

K, Na là những kim loại hoạt động mạnh.

2K+2H2O2KOH+H22Na+2H2O2NaOH+H2

Câu 14: (C)

CaO tác dụng với H2O tỏa nhiều nhiệt, tạo ra Ca(OH)2 tan một phần trong nước.

Al2O3 không tác dụng với H2O không tan trong nước.

Với dung dịch HCl: CaO và Al2O3 đều tác dụng tạo ra dung dịch không màu.

NaCl (rắn) và giấy quỳ tím khô không tác dụng với CaO và Al2O3.

Câu 15: (B)

M+2HClMCl2+H2nH2=2,91222,4=0,13mol=nMM=7,280,13=56(Fe).

Câu 16: (A)

S+2H2SO4(dac)3SO2+2H2O(t0).

Câu 17: (A)

Trong phản ứng: Fe2O3 + 3CO  2FeO + 3CO2 (t0).

Fe2O3 là chất nhường oxi cho CO.

Câu 18: (A)

SO2 có tính axit (oxit của một phi kim).

Câu 19: (B)

Dung dịch đang ở trạng thái bão hòa nên khi thêm chất tan thì chất tan không tan thêm được nữa. Do đó lượng NaCl tách ra khỏi dung dịch cũng 1 gam.

Câu 20: (B)

2CO + O2  2CO2 (t0)

2H2 + O2  2H2O(t0).