TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI                                 

Họ và tên : ...............................................  

Lớp 9.......

     Thứ ......ngày ....tháng ....năm 2019

                ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT

MÔN : VẬT LÝ

Điểm Lời phê của thầy  cô giáo




Đề số 1 

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước kết quả em cho là đúng trong mỗi câu sau:

Câu 1: Dòng điện xoay chiều không có tác dụng nào sau đây:

A. Tác dụng sinh lí. B. Tác dụng từ.

C. Tác dụng quang. D. Tác dụng hóa học.

Câu 2: Khi truyền tải điện năng đi xa, hao phí đáng kể khi điện năng chuyển hóa thành dạng năng lượng nào sau đây:

A. Hóa năng B. Năng lượng ánh sáng.

C. Nhiệt năng D. Năng lượng từ trường.

 Câu 3: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng là:

A. Khi mạch điện kín hay một phần mạch điện kín chuyển động trong từ trường và cắt các đường cảm ứng từ.

B. Khi mạch điện kín hoặc một phần mạch điện kín được giữ cố định trong từ trường và cắt các đường cảm ứng từ.

C. Khi mạch điện kín được đặt gần một nam châm mạnh.

D. Khi mạch điện kín có cường độ dòng điện rất lớn.

Câu 4: Trong máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải có những bộ phận nào để có thể tạo ra dòng điện.

A. Nam châm vĩnh cửu B. Nam châm điện và sợi dây nối dẫn nối hai cực của nam châm

C. Cuộn dây dẫn và nam châm D. Cuộn dây dẫn có lõi thép.

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây phù hợp với thấu kính hội tụ? 

A. Làm bằng chất trong suốt, rìa dày. B. Có phần rìa mỏng hơn ở giữa

C. Cả hai mặt đều là cầu lõm. D. Cả ba ý đều đúng

Câu 6: Ảnh tạo bởi thấu kính phân kì luôn không có tính chất này: 

A. Ảnh thật. B. Ảnh ảo.

C. Ảnh nhỏ hơn vật. D. Cả ba ý đều không chính xác 

Câu 7: Chiếu 1 tia sáng tới từ không khí vào nước độ lớn góc khúc xạ so với góc tới là: 

A. Lớn hơn. B. Nhỏ hơn

C. Không thay đổi. D. Lúc lớn, lúc nhỏ luôn phiên thay đổi

Câu 8: Chiếu chùm tia sáng song song vào thấu kính hội tụ, chùm tia ló thu được sẽ là

A. Chùm hội tụ B. Chùm  song song

C. Chùm phân kì D. Cả ba ý đều đúng

Câu 9: Đặt một vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính có tính chất gì?

A.Ảnh thật, ngược chiều với vật. B.Ảnh thật , cùng chiều với vật.

C.Ảnh ảo, ngược chiều với vật. D.Ảnh ảo,cùng chiều với vật.

Câu 10: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A’B’ ngược chiều và cao bằng vật AB, điều nào sau đây là đúng nhất?

A. OA = f B. OA = 2f

C. OA > f D. OA <f 

Câu 11: Phát biểu  sau đây là đúng khi nói đến đường đi của một tia sáng qua thấu kính phân kì:

A. Tia tới song song với trục chính cho tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm của thấu kính.

B. Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính sẽ truyền thẳng.

C. Tia tới đi qua tiêu điểm của thấu kính cho tia ló song song với trục chính.

D. Phất biểu A, B là đúng.

Câu 12: Dùng một thấu kính phân kì hứng ánh sáng Mặt Trời( chùm sáng song song ) theo phương song song với trục chính của thấu kính. Thông tin đúng là :

A. Chùm tia ló là chùm hội tụ. B. Chùm tia ló là chùm song song.

C. Chùm tia ló là chùm sáng phân kì D. Các thông tin A,B,C đều đúng.

 Câu 13. Đặt một vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì và nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính có tính chất là : 

A. Ảnh thật, ngược chiều với vật. B . Ảnh thật, cùng chiều với vật.

      C. Ảnh ảo, ngược chiều với vật. D. Ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và nằm trong khoảng tiêu cự.

Câu 14: Thông tin  không phù hợp với thấu kính phân kì là:

A. Vật đặt trước thấu kính cho ảnh ảo . B. Ảnh  luôn lớn hơn vật.

C.Ảnh và vật luôn cùng chiều       D. Ảnh nằm gần thấu kính hơn so với vật.

Câu 15:Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f, cho ảnh thật A’B’ lớn hơn vật. Vị trí của AB là:

A. Cách thấu kính một đoạn f < OA B. Cách thấu kính mộtđoạn OA > f 

C. Cách thấu kính một đoạn f < OA < 2f D. Cách thấu kính mộtđoạn OA > 2f 

Câu 16 : Vật AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì có tiêu cự f = 16cm, điểm A nằm trên trục chính và cách quang tâm O một khoảng OA. Ảnh A’B’ của AB cách thấu kính 6cm. Khoảng cách OA có giá trị là:

A. 9,6cm B. 1,6cm C. 1,6cm D. Một giá trị khác.

Câu 17: Ở máy hàn điện người ta dùng máy biến thế để giảm hiệu điện thế xuống còn 20V. Cho biết hiệu điện thế của mạng điện là 220V. Tỉ lệ số vòng dây của các cuộn dây tong máy biến thế này là :

A. 11                                 B. 21                                C. 31                              D. 41 

Câu 18: Trong các máy phát điện xoay chiều, Stato có các chức năng:

A. Là bộ phận đứng yên.    B. Tạo ra từ trường.

C. Ở đó xuất hiện dòng điện xoay chiều D. A,B,C đều đúng.

Câu 19. Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 8000 vòng, cuộn thứ cấp 400 vòng. Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 180V thì  hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp là : 

A. 19V B. 9V C. 8V D.18V

Câu 20: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ ( f = 20cm) và cách thấu kính một khoảng 60 cm. Ảnh của AB cách thấu kính một khoảng là : 

A. 30cm B. 300cm C. 3m D. 3mm

II. TỰ LUẬN: (5 điểm)

Bài tập: Cho hai thấu kính hội tụ và phân kỳ có: f = 8 cm; d = 12 cm; 

AB = 2 cm.

a) ( 2,5đ) Vẽ ảnh của vật tạo bởi TKHT và TKPK?

b) (2.5đ) Tính độ lớn của ảnh và khoảng cách từ ảnh đến mỗi thấu kính?