1 PHẦN I: LÝ THUYẾT Câu 1: Chuyển động cơ học là gì? Tại sao nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối? Em hãy cho 1 ví dụ minh họa về tính tương đối của chuyển động và đứng yên. - Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (được chọn làm vật mốc). - Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì một vật có thể chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác tùy thuộc vật được chọn làm mốc. - Ví dụ: Học sinh đang chạy xe đạp, lúc này học sinh sẽ đứng yên so với chiếc xe đạp, nhưng lại chuyển động so với nhà cửa (hoặc cây cối) ở hai bên đường. Câu 2: Nêu định nghĩa về vận tốc. Viết công thức tính vận tốc, chú thích các đại lượng có trong công thức. - Định nghĩa: Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng quãng đường đi được trong 1 đơn vị thời gian. - Công thức: s: quãng đường (m hoặc km). t: thời gian (s hoặc h). v: vận tốc (m/s hoặc km/h). (Lưu ý khi đổi đơn vị vận tốc: ) Câu 3: Phân biệt chuyển động đều với chuyển động không đều. (Về định nghĩa và công thức tính vận tốc). - Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. s: quãng đường (m hoặc km). t: thời gian (s hoặc h). v: vận tốc (m/s hoặc km/h). - Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. 1 quãng đường s: quãng đường (m hoặc km). t: thời gian (s hoặc h). Nhiều quãng đường vtb: vận tốc trung bình (m/s hoặc km/h). t s v = t s v = t s v = ... ... 1 2 1 2 + + + + = t t s s vtb TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI MÔN: VẬT LÝ 8 NĂM HỌC: 2020 - 2021 Họ tên: Lớp: 8/ 2 Câu 4: Vì sao có thể nói lực là một đại lượng vectơ? Hãy nêu cách biểu diễn lực. - Lực là 1 đại lượng vectơ vì lực có phương, chiều và độ lớn (cường độ). - Cách biểu diễn lực: Vectơ lực được biểu diễn bằng một mũi tên có: • Gốc là điểm đặt của lực. • Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực. • Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước. Câu 5: Thế nào là 2 lực cân bằng? Nêu kết quả tác dụng của các lực cân bằng lên một vật. Quán tính là gì? - Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên 1 vật, cùng cường độ, phương cùng nằm trên một đường thẳng và chiều ngược nhau. - Dưới tác dụng của các lực cân bằng thì một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. (Chuyển động này gọi là chuyển động theo quán tính). - Quán tính là tính chất giữ nguyên vận tốc của vật. • Mọi vật đều có quán tính do đó không nên thay đổi vận tốc đột ngột. • Vật có khối lượng càng lớn thì quán tính càng lớn và ngược lại. Câu 6: Kể tên, nêu đặc điểm và cho ví dụ thực tế về các loại lực ma sát đã học. - Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác. (Ví dụ: chơi cầu tuột, khi quẹt diêm, trượt tuyết...). - Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác. (Ví dụ: trượt pa-tin, quả banh lăn trên sân cỏ, bánh xe lăn trên mặt đường,...). - Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác. (Ví dụ: hàng hóa vận chuyển trên các băng chuyền trong nhà máy, cầm vật trên tay không bị rớt,…). Câu 7: Áp lực là gì? Áp suất là gì? Viết công thức tính áp suất, chú thích các đại lượng có trong công thức. - Áp lực: là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. - Áp suất: là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. - Công thức: F: áp lực (N). S: diện tích bị ép (m2 ). p: áp suất (N/m2 hoặc Pa). (Lưu ý: Nếu áp lực là do trọng lượng của vật gây ra thì: F = P = 10.m) Câu 8: Nêu đặc điểm của áp suất chất lỏng. Viết công thức tính áp suất chất lỏng, chú thích các đại lượng có trong công thức. - Đặc điểm áp suất chất lỏng: Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình, và các vật ở trong lòng nó. - Công thức tính áp suất chất lỏng: p = d.h d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3 ). h: độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng tới điểm cần tính áp suất (m). p: áp suất chất lỏng (N/m2 hoặc Pa). S F p = 3 Câu 9: Thế nào là bình thông nhau? Cho ví dụ về bình thông nhau trong thực tế. Các mặt thoáng chất lỏng trong các nhánh của bình thông nhau có đặc điểm gì? - Bình thông nhau: gồm hai hoặc nhiều nhánh, có hình dạng bất kỳ, có phần đáy được thông với nhau. (Ví dụ: vòi phun nước, hệ thống nước trong thành phố, bình tưới cây, ấm nước, ...) - Đặc điểm của bình thông nhau: trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều có cùng độ cao. Câu 10: Viết công thức của máy thủy lực (máy ép dùng chất lỏng), chú thích các đại lượng có trong công thức. F: lực tác dụng lên pít-tông lớn (N). f: lực tác dụng lên pít-tông nhỏ (N). S: diện tích pít-tông lớn (m2 ). s: diện tích pít-tông nhỏ (m2 ). Câu 11: Nêu đặc điểm của áp suất khí quyển. Cho ví dụ thực tế chứng tỏ sự tồn tại áp suất khí quyển. - Đặc điểm áp suất khí quyển: Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương. - Ví dụ: § Bẻ 1 đầu ống thuốc tiêm không chảy ra, bẻ cả 2 đầu ống thuốc chảy ra dễ dàng. § Nắp ấm pha trà thường có lỗ hở nhỏ là để lợi dụng áp suất khí quyển để khi rót nước được dễ dàng hơn. Câu 12: Lực đẩy Ác-si-mét là gì? Viết công thức tính lực đẩy Ác-si-mét, chú thích các đại lượng có trong công thức. - Khi 1 vật nhúng vào chất lỏng, bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với 1 lực có độ lớn bằng trọng lượng phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Ác-si-mét. - Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét: dcl: trọng lượng riêng chất lỏng (N/m3 ). V: thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3 ). FA: lực đẩy Ác-si-mét (N). Câu 13: Nêu điều kiện để vật nổi, vật chìm. - Một vật nhúng trong chất lỏng chịu tác dụng bởi 2 lực: § Trọng lực P của vật: P = dvật . V § Lực đẩy Ác-si-mét: FA = dcl . V phần vật chìm - Điều kiện để vật nổi, vật chìm: § Vật chìm khi: FA < P (hay dcl < dvật ) § Vật lơ lửng khi: FA = P (hay dcl = dvật) § Vật nổi khi: FA > P (hay dcl > dvật) - Lưu ý: Khi một vật đã nổi trên mặt thoáng chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét cũng áp dụng công thức FA = dcl .V, trong đó V là thể tích phần vật bị chìm trong chất lỏng. s S f F = FA = dcl .V 4 CÁC CÔNG THỨC CẦN NHỚ 1. VẬN TỐC. s: quãng đường (m hoặc km). t: thời gian (s hoặc h). v: vận tốc (m/s hoặc km/h). vtb: vận tốc trung bình (m/s hoặc km/h). 2. ÁP SUẤT CHẤT RẮN. F: áp lực (N). S: diện tích bị ép (m2 ). p: áp suất (N/m2 hoặc Pa). (Lưu ý: Nếu áp lực là do trọng lượng của vật gây ra thì: F = P = 10.m) 3. ÁP SUẤT CHẤT LỎNG. d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3 ). h: độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng tới điểm cần tính áp suất (m). p: áp suất chất lỏng (N/m2 hoặc Pa). 4. LỰC ĐẨY ÁC- SI-MÉT. FA: lực đẩy Ác-si-mét (N). dcl: trọng lượng riêng chất lỏng (N/m3 ). V: thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3 ). 5. MÁY THUỶ LỰC ( MÁY ÉP DÙNG CHẤT LỎNG ) F: lực tác dụng lên pít-tông lớn (N). f: lực tác dụng lên pít-tông nhỏ (N). S: diện tích pít-tông lớn (m2 ). s: diện tích pít-tông nhỏ (m2 ). s = v .t t s v = v s t = F = p . S S F p = p F S = h p d = p = d . h d p h = V F d A cl = FA = dcl .V cl A d F V = s S f F = .... .... 1 2 1 2 + + + + = = t t s s t s vtb 5 PHẦN II: BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 1: CHUYỂN ĐỘNG - VẬN TỐC. Bài 1: Mẹ Hoa đang chở Hoa bằng xe đạp đi trên đường (hình 1). Em hãy cho biết: a/. So với cây bên đường thì mẹ Hoa và Hoa đang chuyển động hay đứng yên? Vì sao? b/. So với chiếc xe thì mẹ Hoa và Hoa đang chuyển động hay đứng yên? Vì sao? Hình 1 Bài 2: Quan sát các chuyển động được mô tả trong những hình bên dưới. Em hãy cho biết: Hình nào mô tả chuyển động đều? Hình nào mô tả chuyển động không đều? Hình 2 Chuyển động của Trái Đất xoay quanh Mặt Trời Hình 3 Chuyển động của xe máy khi đang lên dốc. Hình 4 Chuyển động của vận động viên khi chạy nước rút về đích. Hình 5 Chuyển động của kim đồng hồ khi đang hoạt động. Hình 6 Chuyển động của xe buýt khi sắp vào trạm đón khách Hình 7 Chuyển động của cánh quạt khi quạt quay ổn định. Hình 8 Chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Hình 9 Chuyển động của xe máy khi đang xuống dốc. Bài 3: Tàu siêu tốc Sancheon (Hàn Quốc) có vận tốc thực tế 85 m/s, tàu siêu tốc TGV (Pháp) có vận tốc thực tế 320 km/h. Hãy cho biết tàu siêu tốc nào chuyển động nhanh hơn? Bài 4: Một máy bay bay từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội trong thời gian 1 giờ 45 phút. Cho rằng đường bay thành phố Hồ Chí Minh – Hà Nội dài 1 400 km. Tính vận tốc trung bình của máy bay theo đơn vị km/h và m/s. Bài 5: Một tàu hỏa bắt đầu khởi hành lúc 8 giờ và chuyển động đều với vận tốc 36 km/h. a/. Tính vận tốc của tàu hỏa theo đơn vị m/s. b/. Sau 10 phút đầu tàu hỏa đi được quãng đường bao nhiêu mét? c/. Tàu hỏa đến nơi lúc mấy giờ, biết rằng tàu hỏa đi hết quãng đường là 36 km. 6 10 N Bài 6: Trong tiết kiểm tra cuối học kì 1 môn thể dục, thầy giáo cho kiểm tra nội dung chạy cự ly ngắn 100 m đối với học sinh nam và 60 m đối với học sinh nữ. Trong lớp, bạn Tuấn chạy hết thời gian là 14 s, còn bạn Mai chạy hết thời gian là 12 s. a/. Tính vận tốc trung bình của mỗi bạn. b/. Bạn nào chạy nhanh hơn? Vì sao? Bài 7: Một vận động viên đua xe đạp thực hiện cuộc đua vượt đèo với kết quả đạt được như sau: - Đoạn đường lên đèo dài 90 km chạy với vận tốc trung bình là 60 km/h. - Đoạn đường xuống đèo dài 60 km thực hiện trong thời gian 80 phút. a/. Tính thời gian vận động viên đi hết đoạn đường lên đèo. b/. Tính vận tốc trung bình của vận động viên trong đoạn đường xuống đèo. c/. Tính vận tốc trung bình của vận động viên trên cả hai đoạn đường đua. Bài 8: Một ô tô di chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh đến Bà Rịa cách nhau 100 km mất thời gian 2 giờ. Sau đó ô tô tiếp tục chuyển động thêm 20 km với vận tốc trung bình 40 km/h thì đến Vũng Tàu. Em hãy tính: a/. Vận tốc trung bình của ô tô trên đoạn đường từ thành phố Hồ Chí Minh đến Bà Rịa. b/. Thời gian ô tô đi từ Bà Rịa đến Vũng Tàu. c/. Vận tốc trung bình của ô tô trên cả đoạn đường từ thành phố Hồ Chí Minh đến Vũng Tàu. Bài 9: Một xe du lịch xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh đi đến Long Thành dài 50 km với thời gian là 1 giờ. Sau đó xe du lịch tiếp tục đi từ Long Thành tới Vũng Tàu với vận tốc 42 km/h trong thời gian 1 giờ 30 phút. Em hãy tính: a/. Vận tốc trung bình xe du lịch khi đi từ thành phố Hồ Chí Minh đến Long Thành. b/. Quãng đường xe du lịch đi từ Long Thành tới Vũng Tàu. c/. Vận tốc trung bình của xe du lịch đi từ thành phố Hồ Chí Minh ra Vũng Tàu. Bài 10: Một người đi xe máy từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Vũng Tàu với quãng đường dài 120 km. Đoạn đường đầu dài 90 km xe máy đi với vận tốc 45 km/h. Đoạn đường còn lại xe máy đi trong thời gian 60 phút. Em hãy tính: a/. Thời gian xe máy đi hết đoạn đường đầu. b/. Vận tốc trung bình của xe máy trên toàn bộ quãng đường. CHỦ ĐỀ 2: BIỂU DIỄN LỰC - HAI LỰC CÂN BẰNG. Bài 11: Một vật đang chuyển động trên đường nằm ngang, chịu tác dụng của hai lực như hình 10 bên dưới. Em hãy diễn tả bằng lời các yếu tố về điểm đặt, phương, chiều và độ lớn của các lực trong hình. Hình 10 Bài 12: Viên bi A đang chịu tác dụng của vectơ lực như hình 11. a/. Em hãy diễn tả bằng lời các yếu tố của vectơ lực này. b/. Giả sử viên bi có khối lượng 50 g. Hãy biễu diễn bằng hình vẽ vectơ trọng lực tác dụng lên viên bi (tỉ xích tùy chọn). Hình 11 F ! F ! 7 Bài 13: Một quả bóng có khối lượng 450 g đang nằm yên trên mặt sân cỏ như hình 12. a/. Quả bóng đang chịu tác dụng của những lực nào? Hãy kể tên và mô tả về các yếu tố điểm đặt, phương, chiều và độ lớn của những lực này. b/. Biểu diễn bằng hình vẽ các vectơ lực đang tác dụng lên quả bóng (tỉ xích tùy chọn). c/. Giả sử lúc này có một cầu thủ dùng chân tác dụng vào quả bóng một lực. Lực do chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng có các yếu tố của như sau: điểm đặt tại quả bóng, phương hợp với phương ngang 1 góc 30o , chiều hướng lên và có độ lớn là 50 N. Em hãy biểu diễn bằng hình vẽ lực do chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng (tỉ xích tùy chọn). Hình 12 CHỦ ĐỀ 3: QUÁN TÍNH - LỰC MA SÁT. Bài 14: Em hãy dựa vào khái niệm quán tính và vận dụng giải thích các hiện tượng thực tế sau: a/. Một ôtô đang chuyển động thẳng trên đường. Bất chợt gặp chướng ngại vật, ô tô đột ngột thắng (phanh) gấp, làm cho người đang ngồi trên ô tô sẽ bị ngã về phía trước. Vì sao? b/. Một chiếc xe buýt đang dừng tại trạm đón khách. Bất chợt xe buýt đột ngột chuyển động, làm cho hành khách trên xe sẽ bị ngã về phía sau. Vì sao? c/. Khi ta đang chạy bộ mà vấp phải cục đá, ta sẽ ngã về phía nào? Vì sao? d/. Một chiếc xe tải chở các trụ bê tông nặng đến vài chục tấn được ràng buộc sơ sài đang chạy rất nhanh trên đường. Khi phát hiện 1 xe khác đang dừng chờ đèn đỏ ở phía trước, xe này đã thắng (phanh) gấp. Các trụ bê tông trên xe đổ nhào ra phía trước đè lên đầu cabin xe và gây ra tai nạn cho người lái xe. Vì sao tai nạn lại xảy ra? Bài 15: Quan sát hiện tượng mô tả trong các hình bên dưới. Em hãy cho biết trong mỗi hiện tượng đã xuất hiện loại lực ma sát nào? Hình 13 Em bé đang chơi cầu tuột. Hình 14 Đẩy cái bàn nhưng cái bàn không dịch chuyển. Hình 15 Bánh xe đang chuyển động trên mặt đường. Hình 16 Hàng hóa đang vận chuyển trên băng chuyền. Hình 17 Trượt tuyết. Hình 18 Trượt patin. M 8 Bài 16: Quan sát những trường hợp được mô tả trong các hình bên dưới và cho biết: Trường hợp nào lực ma sát có lợi? Trường hợp nào lực ma sát có hại? Hình 19 Giày đi mãi đế bị mòn Hình 20 Sàn nhà trơn trợt (wet floor) dễ bị té ngã Hình 21 Phấn có thể viết được trên bảng Hình 22 Ô tô sa lầy làm bánh xe bị quay tít không tiến lên được. Hình 23 Phải bôi nhựa thông vào cần kéo đàn Hình 24 Clip xe đạp đi lâu ngày bị mòn Hình 25 Tay có thể cầm vật mà không bị rớt. Hình 26 Mài dao trên đá mài làm dao sắc bén hơn. 9 CHỦ ĐỀ 4: ÁP SUẤT Bài 17: Một chiếc bàn có khối lượng 30 kg đặt trên mặt sàn nằm ngang. Diện tích tiếp xúc giữa các chân bàn với mặt sàn là 25 cm2 . Tính áp suất do bàn tác dụng lên mặt sàn. Bài 18: Áp lực trung bình của gió tác dụng lên một cánh buồm là 12 500 N, khi đó cánh buồm chịu một áp suất là 250 N/m2 . a/. Tính diện tích của cánh buồm. b/. Tính áp suất tác dụng lên cánh buồm nếu lực của gió tác dụng lên cánh buồm tăng gấp 3 lần. Bài 19: Mẹ bạn Lan có khối lượng 50 kg đang đứng trên nền nhà. a/. Nếu mẹ bạn Lan mang giày đế bằng, thì diện tích tiếp xúc của hai đế giày với mặt đất lúc này là 300 cm2 . Tính áp suất của mẹ Lan tác dụng lên nền nhà khi mang giày đế bằng. b/. Nếu mẹ bạn Lan mang giày cao gót, thì diện tích tiếp xúc của hai đế giày với mặt đất lúc này là 60 cm2 . Tính áp suất của mẹ Lan tác dụng lên nền nhà khi mang giày cao gót. c/. So sánh áp suất do mẹ Lan tác dụng lên nền nhà trong hai trường hợp trên. Từ đó em hãy cho biết tại sao đi giày cao gót trong thời gian dài lại ảnh hưởng đến sức khỏe? Bài 20: Khi muỗi chích người, vòi hút của muỗi tác dụng lên da người một áp lực là 10-6 N. Diện tích ở đầu vòi hút của muỗi tiếp xúc với da người là 10-15 m2 . a/. Hãy tính áp suất do muỗi tác dụng lên người khi chích. b/. Áp suất do muỗi gây ra có làm thủng da được không? Biết da người có thể chịu được áp suất tối đa là 5.107 Pa. Bài 21: Một cái bàn khối lượng 15 kg, có bốn chân được đặt trên mặt sàn nằm ngang. Diện tích tiếp xúc của mỗi chân bàn với mặt sàn là 20 cm2 . Đặt trên bàn một vật có khối lượng 25 kg, biết diện tích tiếp xúc giữa vật đó với mặt bàn là 100 cm2 . Em hãy: a/. Tính áp lực và áp suất do vật tác dụng lên mặt bàn lúc này. b/. Tính áp suất do bàn tác dụng lên mặt sàn lúc này. Bài 22: Một xe tải chở hàng hóa (hình 27) có khối lượng tổng cộng 10 tấn đậu trên mặt đường nằm ngang. Biết xe tải có 10 bánh xe và diện tích tiếp xúc của mỗi bánh xe với mặt đường là 0,25 m2 . a/. Tính áp suất do xe tác dụng xuống mặt đường. b/. Tại sao xe tải chở hàng càng nặng thì xe càng cần có nhiều bánh xe? Hình 27 Bài 23: Một thợ lặn đang lặn xuống độ sâu 36 m so với mặt nước biển. Cho trọng lượng riêng của nước biển là 10 300 N/m3 . a/. Tính áp suất của nước biển tác dụng lên người thợ lặn ở độ sâu ấy. b/. Biết áp suất lớn nhất mà người thợ lặn còn có thể chịu được là 473 800 N/m3 . Hỏi người thợ lặn đó chỉ nên lặn xuống độ sâu bao nhiêu để có thể an toàn? Bài 24: Một tàu ngầm lặn dưới đáy biển ở độ sâu 120 m. Biết rằng trọng lượng riêng của nước biển là 10 300N/m3 . a/. Áp suất tác dụng lên mặt ngoài của thân tàu là bao nhiêu? b/. Nếu áp suất do nước biển tác dụng lên vỏ tàu ngầm là 669 500 Pa. Hỏi tàu đang lặn ở độ sâu bao nhiêu so với mặt nước biển? 10 Bài 25: Máy nén thủy lực được dùng nhiều trong các trạm rửa xe ô tô (hình 28). Xét một máy thủy lực có diện tích của pít-tông nhỏ là 3 cm2 . Người ta đặt trên pít-tông lớn một ô tô có khối lượng là 1,5 tấn. Để vừa đủ nâng ô tô này lên thì người ta cần tác dụng lên pít-tông nhỏ một lực có độ lớn 225 N. Hỏi pít-tông lớn trong máy thủy lực này có diện tích là bao nhiêu? Hình 28 CHỦ ĐỀ 5: LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT. Bài 26: Một miếng sắt có thể tích 0,002 m3 được nhúng chìm trong nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3 . a/. Tính lực đẩy Ác-si-mét của nước tác dụng vào miếng sắt. b/. Nếu miếng sắt được nhúng ở những độ sâu khác nhau, thì lực đẩy Ác-si-mét có thay đổi không? Tại sao? Bài 27: Một quả cầu bằng kim loại, khi thả chìm vào trong nước chịu tác dụng của một lực đẩy Ác-si-mét là 2 N. Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3 . a/. Tính thể tích quả cầu. b/. Nếu thả chìm quả cầu này vào trong dầu thì lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên quả cầu là bao nhiêu? Cho biết trọng lượng riêng của dầu là 8 000 N/m3 . ---J---J---J---- CHÚC CÁC EM ĐẠT KẾT QUẢ CAO TRONG BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I !