1. Return true / false của function javascript

Khi một hàm return false thì tức là nó trả về một giá trị false thuộc kiểu boolean, còn return true thì trả về giá trị true và cũng thuộc kiểu boolean.

Ví dụ: Hãy xem kết quả trả về của hàm dưới đây.

1
2
3
4
5
6
7
function checkSomething(){
    return true;
}
 
var flag = checkSomething();
 
console.log(flag); // True

Mình đã dùng biến flag để lưu trữ kết quả trả về của hàm checkSomething, vì vậy biến này sẽ có giá trị là true.

Ví dụ: Hàm kiểm tra số chẵn.

1
2
3
4
5
6
7
function laSoChan(num){
    return (num % 2 == 0);
}
 
console.log(laSoChan(2)); // True
console.log(laSoChan(3)); // False
console.log(laSoChan(5)); // False

Hàm laSoChan return true nếu khi thực hiện phép chia lấy dư số truyền vào cho 2 thì sẽ trả về 0, ngược lại thì return false.

2. Return true/false trong sự kiện Javascript

Javascript có thể can thiệp đến các sự kiện của các đối tượng HTML một cách dễ dàng. Nó có thể quyết định đến việc cho phép sự kiện xảy ra hoặc không cho phép xảy ra.

  • Nếu sự kiện return true thì tức là cho phép sự kiện xảy ra.
  • Còn return false là không cho phép sự kiện xảy ra.

Có hai cách return thông dụng nhất như sau:

Cách 1: Return tại đoạn code event trong HTML luôn.

1
<input type="text" onkeypress="return false" />

Cách 2: Tạo một hàm xử lý sự kiện, lúc này hàm này phải return và trong HTML bạn cũng phải return.

1
2
3
4
5
6
7
<script language="javascript">
function check()
{
    return false;
}
</script>
<input type="text" onkeypress="return check()" />

Ví dụ: Sự kiện onclick return false.

Mình sẽ return false cho sự kiện click xem chuyện gì xảy ra nhé.

1
2
3
4
5
6
7
8
<form method="get">
    <input type="submit" onclick="return validate()" value="Submit"/>
</form>
<script>
    function validate(){
        return false;
    }
</script>

Trong ví dụ này, khi click vào nút submit thì form sẽ không được submit, bởi sự kiện này không được kích hoạt, lý do là ta đã return về false.

Nhưng nếu sửa lại code trong thẻ input thành như thế này thì vẫn submit bình thường.

1
2
3
4
5
6
7
8
<form method="get">
    <input type="submit" onclick="validate()" value="Submit"/>
</form>
<script>
    function validate(){
        return false;
    }
</script>

Lý do là ta gán một hành động vào sự kiện click onclick="validate()" chứ không phải gán một hành động quyết định đến sự kiện (tức là không có lệnh return)

Lưu ý: Bạn phải thực sự hiểu ý nghĩa của từng loại sự kiện trong javascript thì mới áp dụng đúng được. Ví dụ mình cần viết chương trình không cho người dùng nhập bất kỳ chữ gì vào một ô input thì nếu dùng sự kiện onkeyup sẽ sai, lý do là sự kiện này sảy ra khi bạn nhã phím nên bạn nhập rồi nó mới kích hoạt. Thay vì vậy thì bạn sử dụng sự kiện onkeypress.

3. Bài tập validate form sử dụng return trong javascript

Trong bài tập này ta sẽ sử dụng sự kiện onclick của nút submit, đồng thời sử dụng DOM để lấy các giá trị trong form.

Giả sử ta có đoạn HTML sau:

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
<!DOCTYPE html>
<html>
    <body>
      <form method="post" action="">
        Username: <input type="text" value="" name="username" id="username"/> <br/>
        Password: <input type="text" value="" name="password" id="password"/> <br/>
        Re Password: <input type="text" value="" name="re-password" id="re-password"/> <br/>
        <input type="submit" value="Register" />       
      </form>
    </body>
</html>

Và đây là giao diện khi chạy lên:


Yêu cầu của bài tập như sau:

  • Tên đăng nhập không được để trống
  • Mật khẩu không được để trống
  • Mật khẩu nhập lại phải giống với mật khẩu đã nhập ở trên

Hướng giải:

  • Tạo một javascript function validate()
  • Sử dụng return validate() trong sự kiện onclick của button Register
  • Trong hàm validate() sử dụng DOM để lấy giá trị các ô input, sau đó kiểm tra các giá trị và return về true/false

Bài giải như sau:

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
<!DOCTYPE html>
<html>
    <body>
        <script language="javascript">
          function validate()
          {
             
             // Lấy giá trị
             var username = document.getElementById("username").value;
             var password = document.getElementById("password").value;
             var re_password = document.getElementById("re-password").value;
             
              // Kiểm tra các giá trị
            if (username == ""){
              alert("Bạn chưa nhập tên đăng nhập");
              return false;
            }
           
            if (password == ""){
              alert("Bạn chưa nhập mật khẩu");
              return false;
            }
             
            if (password != re_password){
              alert("Mật khẩu nhập lại không đúng");
              return false;
            }
           
            return true;
          }
        </script>
        <form method="post" action="">
            Username: <input type="text" value="" name="username" id="username"/> <br/>
            Password: <input type="text" value="" name="password" id="password"/> <br/>
            Re Password: <input type="text" value="" name="re-password" id="re-password"/> <br/>
            <input type="submit" value="Register" onclick="return validate()" />       
        </form>
    </body>
</html>


Đoạn code nằm trong thẻ input onclick="return validate()" chính là gắn một hành động quyết định đến việc sự kiện có xảy ra hay không.