A. Lý thuyết.

Quy tắc: Muốn chia đơn thức A cho đơn thức B (trường hợp A chia hết cho B) ta làm như sau:

- Chia hệ số của đơn thức A cho hệ số của đơn thức B.

- Chia lũy thừa của từng biến trong A cho lũy thừa của cùng biến đó trong B.

- Nhân các kết quả vừa tìm được với nhau.

Chú ý: Với mọi x ≠ 0, m, n ∈ ℕ, m ≥ n thì

xm : xn = xm – n  nếu m > n

xm : xn = 1 nếu m = n. 

Ví dụ:

a) 15x2y5z : 5xy3
= (15 : 5)(x: x)(y: y3)(z : z)
= 3xy2.

b) 35x5y: (−7x4y)
= [35 : (−7)](x: x4)(y: y)
= −5xy.




B. Bài tập tự luyện.

Bài 1: Làm tính chia.

a) x8 : x2;

b) 32(–y)8 : (–2y)4;

c) 15x2y5 : 3xy3.


Bài 2: Tính giá trị của biểu thức B = (−x3y2)3 : (−x3y2) tại x = − 1 và y=12.


Bài 3: Tìm điều kiện của n để biểu thức A chia hết cho biểu thức B trong các trường hợp sau:

a) A = 21x3y2z2n - 1 và B = 4x3yz;

b) A = xn - 1yn + 1 và B = x8y4.