PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 1

 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỨC TRÍ

                       

ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2018 - 2019

MÔN: VẬT LÝ 9

THỜI GIAN: 45 PHÚT (không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (2,5đ) a/ Định luật Ohm (Ôm): phát biểu, viết công thức, cho biết ý nghĩa và đơn vị đo của từng đại lượng có trong công thức.

b/ Vận dụng: Hình (H.1) mô tả đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế đối với hai dây dẫn có điện trở R1 và R2. Hãy tìm giá trị các điện trở R1 và R2.

Câu 2: (2,0đ) Cho bảng điện trở suất ở nhiệt độ 200C của một số vật liệu như bên dưới.

Vật liệu

Điện trở suất

(.m)

Vật liệu

Điện trở suất (.m)

Bạc

1,6.10-8

Nikêlin

0,40.10-6

Đồng

1,7.10-8

Manganin

0,43.10-6

Vàng

2,4.10-8

Constantan

0,50.10-6

Nhôm

2,8.10-8

Nicrom

1,10.10-6

Vonfram

5,5.10-8

Cacbon

3,5.10-5

Kẽm

5,9.10-8

Thủy tinh

1010 – 1014

Sắt

12.10-8

Cao su

1013

Chì

21.10-8

Nhựa

1012 - 1016

 

a/ Dựa vào bảng điện trở suất ở trên, hãy cho biết vật liệu nào là vật liệu dẫn điện tốt nhất, dẫn điện kém nhất (cách điện tốt nhất).


b/ Trong cuộc sống, người ta thường dùng vật liệu nào

để chế tạo các dây dẫn điện? Giải thích.

Câu 3: (2,0đ) a/ Hãy phát biểu quy tắc nắm bàn tay phải?

b/ Vận dụng: Cho dòng điện chạy qua ống dây, kim nam

châm nằm như hình (H.2). Hãy xác định hai cực của ống dây (P, Q); hai cực của nguồn điện tại hai điểm A, B.

Câu 4: (2,0đ) a/ Vì sao nói dòng điện mang năng lượng? Số đếm của công tơ điện cho ta biết điều gì?

b/ Một bếp điện có ghi (220 V – 1210 W), người ta dùng bếp này ở hiệu điện thế 220 V. Tính điện trở của bếp và tính điện năng bếp tiêu thụ trong 5 giờ.

Câu 5: (1,5đ)

   Từ năm 1 600, nhà vật lí người Anh William Gilbert (1 540 – 1 603) đã cho rằng Trái Đất là một nam châm khổng lồ. Ngày nay, người ta thường giải thích điều này là do phần lõi Trái Đất bằng sắt và hợp kim của nó ở trạng thái nóng chảy, chuyển động tạo thành dòng điện và sinh ra từ trường.

   Hiện nay cực từ Nam của Trái Đất ở gần cực địa lí Bắc (cách nhau khoảng 800 km) còn cực từ Bắc ở gần cực địa lí Nam (cách nhau khoảng 1 000 km), trục từ trường và trục địa lí hợp với nhau một góc khoảng 110. Tuy nhiên các cực từ này không cố định mà luôn xê dịch, mỗi năm chúng di chuyển khoảng vài chục km. Các cực từ Trái Đất cũng có thể đảo ngược. Người ta cho rằng trong khoảng 70 triệu năm qua có 170 lần cực từ Trái Đất đảo ngược. Chu kì đảo ngược của cực từ Trái Đất khoảng vài trăm ngàn năm và lần đảo ngược cực từ của Trái Đất gần nhất đã khoảng tám trăm ngàn năm. Dựa vào sự suy giảm từ trường Trái Đất trong thời gian qua, người ta cho rằng Trái Đất có thể tiếp tục đảo ngược cực từ trong một vài ngàn năm tới. Điều này có thể dẫn tới những sự biến động về môi trường và thời tiết trên Trái Đất.

   Con người không cảm nhận được từ trường nhưng người ta cho rằng nhiều loài sinh vật có thể nhận biết được từ trường của Trái Đất như chim di trú, rùa biển, … Khả năng này giúp chúng định hướng và di chuyển rất xa, trên những quãng đường lên đến hàng ngàn km mà có thể chúng chưa từng đi qua, ….. (Nguồn trích từ “Sách Tài Liệu Dạy – Học Vật Lí 9” tập một trang 107)

   Dựa vào thông tin được nêu ở trên để trả lời các câu hỏi sau:

a/ Dòng điện và từ trường của Trái Đất được tạo ra như thế nào?

b/ Khi Trái Đất đảo ngược cực từ thì sẽ gây ra những biến động về những gì?

c) Nhiều sinh vật như chim di trú, rùa biển, … có khả năng nhận biết được từ trường của Trái Đất. Khả năng này giúp ích gì được cho những sinh vật này?

HẾT