1. Tính chất vật lí
- Lưu huỳnh đioxit là chất khí không màu, mùi hắc, độc (gây ho, viêm đường hô hấp…), nặng hơn không khí.
+ có trong khói thuốc lá, khí thải nhà máy, phương tiện giao thông, lò sưởi, sấy, đốt cháy than, dầu,...
+ gây ra mưa axit
2. Tính chất hóa học:
Lưu huỳnh đioxit là một oxit axit tan trong nước
a) Tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit:
SO2 + H2O → H2SO3
SO2 là chất gây ô nhiễm không khí, là một trong các chất gây ra mưa axit.
b) Tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước:
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O
- Khi SO2 tác dụng với dung dịch bazơ có thể tạo muối trung hòa và muối axit.
SO2 + NaOH → NaHSO3
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
* Lưu ý: Tùy theo tỉ lệ phản ứng có thể tạo thành các muối khác nhau:
Gọi nOH-/ nSO2 = T thì
+ T < hoặc = 1 → muối HSO3-
+ T > hoặc = 2 → SO32-
+ 1 < T < 2 → 2 muối: HSO3-và SO32-
c) Tác dụng với oxit bazơ (tan) tạo thành muối:
SO2 + Na2O → Na2SO3
3. Ứng dụng của lưu huỳnh đioxit
- Phần lớn SO2 dùng để sản xuất axit sunfuric H2SO4.
sục hỗn hợp khí SO2 và O2 vào nước, ở điều kiện bình thường
SO2+O2+H2O = H2SO4
Đây là hợp chất → phân bón, thuốc trừ sâu, nước tẩy rửa công nghiệp
- Dùng làm chất tẩy trắng bột gỗ trong sản xuất giấy, đường,…
- Dùng làm chất diệt nấm mốc,…
4. Điều chế lưu huỳnh đioxit
a) Trong phòng thí nghiệm: Cho muối sunfit tác dụng với axit mạnh như HCl, H2SO4,…
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O
Khí SO2 được thu bằng phương pháp đẩy không khí.
b) Trong công nghiệp: Đốt cháy lưu huỳnh hoặc quặng pirit sắt FeS2 trong không khí:
S + O2 → SO2
4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

0 Nhận xét