Liên kết ion & Liên kết cộng hóa trị

I. Liên kết ion

  Nguyên tử kim loại thường nhường e ở lớp ngoài cùng, để có lớp e ngoài cùng giống nguyên tử của nguyên tố khí hiếm gần nhất.
     => tạo thành ion dương 

  Nguyên tử phi kim thường nhận e ở lớp ngoài cùng, để tạo thành cấu hình của khí hiếm
     => tạo thành ion âm tương ứng

  Khi nguyên tử kim loại kết hợp với nguyên tử phi kim, 
    lon dương và ion âm mang điện tích trái đấu nên hút nhau, tạo thành liên kết ion.


- Chất được tạo bởi ion dương và ion âm được gọi là chất ion.
- Ở điều kiện thường, chất ion thường ở thể rắn

- Chất ion khó bay hơi, khó nóng chảy, khi tan trong nước tạo được dung dịch dẫn điện.

II. Liên kết cộng hóa trị
   Các nguyên tử của nguyên tố phi kim có xu hướng góp chung electron
      => Để có lớp electron ngoài cùng giống nguyên tử của nguyên tố khí hiếm gần nhất



VD : Sự tạo thành liên kết trong phân tử carbon dioxide
           - Nguyên tử C có 4 electron ở lớp ngoài cùng và cần thêm 4 electron để đạt được lớp vỏ bền vững
           - Trong CO2, nguyên tử C góp 4 electron, mỗi O góp 2 electron
                => Giữa C và O có 2 đôi electron dùng chung

- Chất được tạo thành nhờ liên kết cộng hóa trị được gọi là chất cộng hóa trị.
  Chất cộng hóa trị có thể ở thể rắn, thể lỏng hoặc thể khí.

- Chất cộng hóa trị thường dễ bay hơi, kém bền với nhiệt; một số chất tan được trong nước thành dung dịch. Tùy thuộc vào chất cộng hóa trị khi tan trong nước mà dung dịch thu được có thể dẫn điện hoặc không dẫn điện.