Bài 3: Thực hành Tính chất nóng chảy của chất. Tách chất từ hỗn hợp



1. Thí nghiệm 1
     Theo dõi sự nóng chảy của các chất parafin và lưu huỳnh

     Hiện tượng:
         Parafin nóng chảy (47- 65°C) => nước sôi (100°C) < lưu huỳnh nóng chảy (113°C)

    Video https://www.youtube.com/watch?v=hMaA-GvpXyM

2. Thí nghiệm 2
   Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát

   Cách tiến hành:
      Hoà tan hỗn hợp trên vào nước.
      Đổ hỗn hợp qua giấy lọc ta thu được nước muối , còn cát ở trên giấy. 
      Sau đó cô cạn hỗn hợp nước muối, nước bốc hơi sẽ thu được muối ăn khan.



Quỳ tím hay được gọi là giấy quỳ - loại giấy được tẩm dung dịch etanol hoặc nước cùng chất màu được tách từ rễ cây địa y Roccella và Dendrographa. Loại giấy này ban đầu có màu tím được sử dụng trong thí nghiệm hóa học và đo độ pH. Sau khi sử dụng, giấy quỳ sẽ biến đổi thành màu khác.

Đo độ pH nhanh đó là điều giấy quỳ có thể làm được. Tuy nhiên, kết quả đo pH kiểu quỳ tím chỉ tương đối chứ không chính xác 100%. Để đo với độ chính xác nhất ta cần sử dụng máy đo pH sẽ cho ta độ chính xác cao.






Chưng cất : là dùng nhiệt để tách hỗn hợp của các chất lỏng, khí khác nhau dựa vào độ bay hơi khác nhau 

Cô cạn dung dịch: là làm bay hơi hết nước trong dung dịch còn lại chất rắn tan trong nước

Lọc: để tách chất rắn không tan từ chất lỏng. B
         Bằng cách sử dụng lưới lọc cho phép chất lỏng đi qua, nhưng không phải chất rắn. 









Bài 1)
Cồn (rượu etylic) là một chất lỏng, có nhiệt độ sôi  = 78,3 độ C và tan nhiều trong nước.
Làm thế nào để tách riêng được cồn từ hỗn hợp cồn và nước?

Đem hỗn hợp cồn và nước đun lên đến 80 độ C
Cồn có nhiệt độ sôi thấp hơn nước nên sẽ bay hơi. 
Hơi cồn được dẫn qua ống làm lạnh sẽ ngưng tụ lại thành những giọt cồn lỏng. 
Chất lỏng còn lại trong lọ ban đầu là nước 

Bài 2) Một hỗn hợp gồm dầu hỏa có lẫn nước, làm thế nào để tách nước ra khỏi dầu hỏa?

Hướng dẫn giải:
    Dầu hỏa nhẹ hơn nước và không tan trong nước. 
    Muốn tách nước ra khỏi dầu hỏa, ta cho hỗn hợp vào phễu chiết, dầu nổi ở trên và nước ở phía dưới. 
    Mở khóa phễu chiết, tách nước ra trước sau đó đến dầu hỏa, ta được nước và dầu hỏa riêng biệt.


Bài 3) Có một lượng bột sắt bị lẫn một lượng nhỏ bột nhôm. Làm thế nào để thu được sắt tinh khiết ?

Hướng dẫn giải:
   Cho hỗn hợp bột kim loại vào dung dịch NaOH dư.
    Al phản ứng hoàn toàn với NaOH dư tạo thành dung dịch, Fe không phản ứng.
        2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑

   Lọc lấy bột sắt và rửa sạch thu được bột sắt tinh khiết.

Bài 4 ) Sục 2 khí vào dung dịch nước vôi trong.
            Khí nào làm đục nước vôi trong là khí cacbonic, khí còn lại là khí oxy

                   CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

Bài 5) Nhỏ dung dịch nước chanh vào giấy quỳ tím
           Ta thấy giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ
            Vậy ...