Đề bài

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng  :


Câu 1. Chữ số 9 trong số 671 935 thuộc hàng:

   A. Hàng chục nghìn             B. Hàng nghìn

   C. Hàng chục                       D. Hàng trăm


Câu 2. Giá trị của y trong biểu thức y : 11 = 89 là:

   A. 989                                            B. 979

   C. 797                                            D. 980


Câu 3. Số trung bình cộng của các số sau: 307, 412 và 154 là:

   A. 291                                            B. 283

   C. 300                                            D. 873


Câu 4. Bác Hồ sinh năm 1890. Bác Hồ sinh vào thế kỉ nào?

   A. Thế kỉ 17                            B. Thế kỉ 18 

   C. Thế kỉ 19                            D. Thế kỉ 20


Câu 5. 5dag = ... g. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là:

   A. 50                                             B. 500

   C. 500                                           D. 5000


Câu 6. Cho hình vẽ như sau:

Hình vẽ đã cho có :

   A. 3 góc nhọn, 2 góc vuông, 2 góc tù

   B. 4 góc nhọn, 3 góc vuông, 1 góc tù 

   C. 4 góc nhọn, 3 góc vuông, 2 góc tù 

   D. 3 góc nhọn, 3 góc vuông, 3 góc tù 


II. PHẦN TỰ LUẬN


Bài 1: Đặt tính rồi tính

   125 359 + 524 686

   72 058 – 24 129

   2021 × 235

   25710 : 46


Bài 2: Tìm x, biết:

   a) x : 11 = 1234 – 1156

   b) 148 × x = 25 × 444 


Bài 3: Cả hai thửa ruộng thu hoạch được 12 tấn 5 tạ thóc. Thửa ruộng thứ nhất thu hoạch được nhiều hơn thửa ruộng thứ hai 17 tạ thóc. Hỏi mỗi thửa ruộng thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc?


Bài 4: Tính bằng cách thuận tiện nhất

   a) 135 × 4 × 25

   b) 6789 × 123 – 6789 × 23





























Lời giải

I. PHẦN TRẮC NGHIÊM

Câu .

Phương pháp:

Các chữ số theo thứ tự từ phải sang trái lần lượt thuộc hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn, ...

Cách giải:

Chữ số 9 trong số 671 935 thuộc hàng trăm.

Chọn D. 

Câu 2.

Phương pháp:

y là số bị chia, muốn tìm y ta lấy thương nhân với số chia.

- Xem lại cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.

Cách giải:

           y : 11 = 89 

           y = 89 × 11

           y = 979

Chọn B.

Chọn 3.

Câu .

Phương pháp:

Để tìm số trung bình cộng của 3 số đã cho ta tính tổng của 3 số đã cho rồi chia cho 3 

Cách giải:

Số trung bình của các số 307, 412 và 154 là :

(307 + 412 + 154) : 3 = 291.

Chọn A.

Câu 4.

Phương pháp:

- Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ một (thế kỉ I).

- Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ hai (thế kỉ II).

- Từ năm 201 đến năm 300 là thế kỉ ba (thế kỉ III).

...............

- Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỉ hai mươi (thế kỉ XX).

- Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỉ hai mươi mốt (thế kỉ XXI).

Cách giải:

Từ năm 1801 đến năm 1900 là thế kỉ mười chín (thế kỉ XIX).

Do đó, năm 1890 thuộc thế kỉ mười chín (thế kỉ 19), hay thế kỉ XIX.

Vậy Bác Hồ sinh vào thế kỉ 19.

Chọn C.

Câu 5.

Phương pháp:

Áp dụng cách chuyển đổi đơn vị đo: 1dag = 10g.

Cách giải:

Ta có 1dag = 10g nên 5dag = 50g.

Chọn A.

Câu 6.

Phương pháp:

Quan sát hình vẽ và dựa vào đặc điểm của các góc để xác định góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình.

Cách giải:

Các góc có trong hình là :

+ Góc vuông đỉnh A; cạnh AB, AD.

+ Góc vuông đỉnh B, cạnh BD, BC. 

+ Góc nhọn đỉnh B; cạnh BA, BD.

+ Góc tù đỉnh B, cạnh BA, BC.

+ Góc nhọn đỉnh C, cạnh CB, CD.

+ Góc nhọn đỉnh D, cạnh DB, DC.

+ Góc nhọn đỉnh D, cạnh DA, DB. 

+ Góc vuông đỉnh D, cạnh DA, DC.

Vậy hình đã cho có 4 góc nhọn, 3 góc vuông, 1 góc tù.

Chọn B.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Bài 1.

Phương pháp:

- Đặt tính : Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.

- Tính : Cộng, trừ hoặc nhân lần lượt từ phải sang trái. 

 Phép chia ta đặt theo cột dọc, sau đó chia lần lượt từ trái sang phải.  

Cách giải: 



Bài 2.

Phương pháp:

- Tính giá trị vế phải trước.

- Áp dụng các quy tắc:

+ Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.

+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

Cách giải:

a)         x : 11 = 1234 – 1156

            x : 11 = 78

                   x = 78 × 11

                   x = 858

b)         148 × x = 25 × 444

            148 × x = 11100

                      x = 11100 : 148

                      x = 75

Bài 3. 

Phương pháp:

- Đổi: 12 tấn 5 tạ = 125 tạ.

- Tìm số thóc thu hoạch được ở thửa ruộng thứ nhất theo công thức tìm số lớn khi biết tổng và hiệu của hai số:

          Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2

- Tìm số thóc thu hoạch được ở thửa ruộng thứ hai ta lấy tổng số thóc thu hoạch được ở cả hai thửa ruộng trừ đi số thóc thu hoạch được ở thửa ruộng thứ nhất (hoặc lấy số thóc thu hoạch được ở thửa ruộng thứ nhất trừ đi 17 tạ thóc).

Cách giải:

Đổi: 12 tấn 5 tạ = 125 tạ

Thửa ruộng thứ nhất thu hoạch được số tạ thóc là:

(125 + 17) : 2 = 71 (tạ)

Thửa ruộng thứ hai thu hoạch được số tạ thóc là:

125 – 71 = 54 (tạ)

Đáp số: Thửa ruộng thứ nhất: 71 tạ thóc ;

             Thửa ruộng thứ hai: 54 tạ thóc.

Bài 4.

Phương pháp:

a) Áp dụng tính chất kết hợp để ghép tích của 4 và 25 lại thành một nhóm, sau đó nhân với 135.

b) Áp dụng công thức: a × b – a × c = a × (b – c).

Cách giải:

a)       135 × 4 × 25

         = 135 × ( 4 × 25)

         = 135 × 100

         = 13500

b)       6789 × 123 – 6789 × 23

         = 6789 × (123 – 23)

         = 6789 × 100

         = 678900