Đề bài


I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Chọn đáp án đúng


Câu 1Giới hạn đo của một cái thước là gì?

   A. Số nhỏ nhất ghi trên thước. 

   B. Số lớn nhất ghi trên thước.

   C. Số ghi ở giữa thước.

   D. Cả A, B và C đều đúng.


Câu 2. Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là:

   A. Ki-lô-gam (kg).               B. Mét (m)

   C. Xen-ti-mét khối (cm3)     D. Niu-tơn(N).


Câu 3. Khi đo chiều dài của một tờ giấy, ba bạn cùng dùng một thước nhưng lại thu được các kết quả khác nhau là: 25 cm, 25,5 cm, 25,1 cm. Thước đo đó có ĐCNN là:

   A. 1 mm.                              B. 0,5 cm.

   C. 1 cm.                               D. 5 mm


Câu 4. Để đo chiều dài và chu vi miệng của một cái cốc ta nên dùng thước nào?

   A. Thước thẳng

   B. Thước dây

   C. Cả 2 thước đều được.

   D. Cả 2 thước đều không được.


Câu 5. Trang cuối vật lý 6 có ghi “ khổ 17x24cm” các con số đó có nghĩa là:

   A. Chiều dài của sách bằng 24cm và chiều dày bằng 17cm.

   B. Chiều dài của sách bằng 17cm, chiều rộng bằng 24cm.

   C. Chiều dài của sách bằng 24cm, chiều rộng bằng 17cm.

   D. Chiều dài của sách bằng 17x24cm=408cm.


Câu 6. Để đo thể tích của một hòn sỏi ta dùng dụng cụ nào?

   A. Cân đồng hồ.         B. Thước thẳng.

   C. Thước dây              D. Bình chia độ.


Câu 7. Trên một hộp mứt tết có ghi 250g, số đó chỉ điều gì?

   A. Sức nặng của hộp mứt.

   B. Thể tích của hộp mứt.

   C. Khối lượng của mứt trong hộp.

   D. Cả A, B và C đều đúng.


Câu 8. Đầu một cái cầu có gắn biển báo giao thông hình tròn, viền đỏ, nền trằng, chữ đen ghi 10T. Ý nghĩa của biển đó là gì?

   A. Khối lượng của cầu là 10 tấn.

   B. Trọng lượng của cầu là 10 tấn.

   C. Xe có khối lượng trên 10 tấn không được đi qua cầu.

   D. Cả A, B và C đều đúng.


Câu 9. Để đo khối lượng của một vật ta dùng dụng cụ nào?

   A. Bình chia độ.

   B. Bình tròn.

   C. Cân. 

   D. Cả A, B và C đều đúng.


Câu 10. Ba khối kim loại: 1kg đồng, 1kg sắt và 1kg nhôm. Khối nào có trọng lượng lớn nhất?

   A. Khối đồng. 

   B. Khối sắt.

   C. Khối nhôm.

   D. Ba khối có trọng lượng bằng nhau.


Câu 11. Hãy chọn câu trả lời đúng: Một quyển sách có 200 trang dày 2,0 cm. Độ dày của mỗi tờ giấy là:

   A. 0,01 cm                           B. 0,02 cm

   C. 0,01 mm                          D. 0,02 mm.


Câu 12. Dùng bình chia độ để đo thể tích của một hòn đá, thể tích nước ban đầu đọc trên bình là V1=60cm3, sau khi thả hòn đá vào bình, đọc được thể tích nước và đá là V2=105cm3, thể tích hòn đá là:

   A. 60cm3                B. 105cm3

   C. 45cm3                D. 165cm3


II. TỰ LUẬN (4 điểm)


Câu 1. (1 điểm) Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau?

Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng vào một vật, mạnh như nhau, có cùng (1)……………………… nhưng ngược (2)…………...............


Câu 2. (1 điểm) Đổi đơn vị cho các đại lượng sau: (Học sinh điền kết quả vào chỗ ....)

   a. 352g = ………………. ......... ........ kg = ……………………........... ...........mg.

   b. 570 ml = ........................................cm3 = ............... ...........dm3


Câu 3. (1 điểm) Lực tác dụng lên vật có thể gây ra kết quả gì? Nêu ví dụ minh họa 


Câu 4. (1 điểm) Một bình chia độ có thể tích nước trong bình là 118 cm3. Khi thả chìm quả cầu bằng kim loại có khối lượng 0,18 kg vào thì nước trong bình dâng lên 145 cm3. Vậy thể tích của quả cầu là bao nhiêu? Trọng lượng quả cầu là bao nhiêu? 
































Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM

1. B

2. B

3. A

4. B

5. C

6. D

7. C

8. C

9. C

10. D

11. A

12. C

Câu 1.

Cách giải:

Giới hạn đo của thước là số lớn nhất ghi trên thước.

Chọn B.

Câu 2.

Cách giải:

Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét (m)

Chọn B.

Câu 3.

Cách giải:

Thước này có ĐCNN là 0,1 cm hay 1 mm

Chọn A.

Câu 4.

Cách giải:

Để đo chu vi của một cái cốc, ta dùng thước dây. Thước dây có thể đo được chiều dài của cốc.

Chọn B.

Câu 5.

Cách giải:

Con số "17x24cm" cho biết chiều dài của sách bằng 24cm, chiều rộng bằng 17cm.

Chọn C.

Câu 6.

Phương pháp:

Đo thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ.

Cách giải:

Đo thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ.

Chọn D.

Câu 7.

Cách giải:

Con số 250g trên hộp mứt cho biết khối lượng của mứt chứa trong hộp.

Chọn C.

Câu 8.

Cách giải:

Biển báo ghi 10T có nghĩa là xe có khối lượng trên 10 tấn không được đi qua cầu.

Chọn C.

Câu 9.

Cách giải:

Ta dùng cân để đo khối lượng của một vật.

Chọn C.

Câu 10.

Phương pháp:

Mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng: P = 10m

Cách giải:

Ba khối có khối lượng bằng nhau nên có trọng lượng bằng nhau.

Chọn D.

Câu 11.

Cách giải:

Độ dày của mỗi tờ giấy là:

2:200=0,01(cm)=0,1(mm)

Chọn A.

Câu 12.

Phương pháp:

Thể tích của vật rắn không thấm nước: Vv = V – Vn

Cách giải:

Thể tích của hòn đá là:

Vv=VVn=10560=45(cm3)

Chọn C.

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

Phương pháp:

Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng vào một vật, mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều

Cách giải:

Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng vào một vật, mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều

(1) phương; (2) chiều

Câu 2.

Cách giải:

a. 352g = 0,352 kg = 352000 mg.

b. 570 ml = 570 cm3 = 0,570 dm3

Câu 3.

Cách giải:

- Lực tác dụng gây ra:

 + Biến đổi chuyển động

 + Biến dạng.

- Ví dụ:

  + Xe đang chạy ta bóp phanh làm xe chạy chậm lại.

  + Tác dụng lưc kéo vào lò xo làm lò xo dãn dài ra.

  + Đá một quả bóng vào tường, quả bóng biến đổi chuyển động và đồng thời làm biến dạng quả bóng

Câu 4.

Cách giải:

- Thể tích quả cầu là: 145 - 118 = 27cm3

- Trọng lượng quả cầu: P = 10.m = 10.0,18 = 1,8N