Đề bài

Câu 1. Nội dung nào sau đây không thuộc định luật phản xạ ánh sáng?

   A. Góc phản xạ bằng góc tới.

   B. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương ở điểm tới.

   C. Tia phản xạ bằng tia tới.

   D. Góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến bằng góc hợp bời tia phản xạ và pháp tuyến.


Câu 2. Hãy chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống.

Góc tới là góc hợp bởi tia tới và………

   A. pháp tuyến.

   B. mặt gương.

   C. pháp tuyến với gương tại điểm tới.

   D. tia phản xạ.


Câu 3. Cho điểm sáng S trước gương phẳng cách ảnh S’ của nó qua gương một khoảng 40cm. Ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng nằm cách gương một khoảng là.

   A. 40cm.           B. 30cm.          

   C. 20cm            D. 10cm


Câu 4. Gương cầu lồi có cấu tạo là:

   A. mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lồi.

   B. mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lõm.

   C. mặt cầu lồi trong suốt.

   D. mặt cầu lồi hấp thụ tốt ánh sáng.


Câu 5. Các vật nào sau đây có thể coi là gương cầu lõm:

   A. Chóa đèn pin.

   B. Chóa đèn ôtô.

   C. Gương dùng để thu và hội tụ ánh sáng Mặt Trời.

   D. Câu A, B, C đúng.


Câu 6:

   a) Một người đứng trước 3 cái gương (gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm) và cách gương một khoảng bằng nhau. Quan sát ảnh ảo của mình trong ba gương sẽ thấy chúng có tính chất gì giống nhau, khác nhau?

   b) Trên xe máy người ta thường lắp một gương cầu lồi phía trước xe để quan sát phía sau mà không lắp một gương phẳng hoặc một gương cầu lõm. Làm như thế có lợi gì?

































Lời giải chi tiết

1

2

3

4

5

C

C

C

A

D

Câu 6.

a) Khi quan sát ảnh ảo của mình trong ba gương người đó sẽ thấy chúng có tính chất giống nhau: Cả 3 ảnh đều là ảnh ảo, nhưng khác nhau về kích thước.

Khác nhau:

+ Gương phẳng cho ảnh ảo bằng vật.

+ Gương cầu lồi cho ảnh ảo bé hơn vật.

+ Gương cầu lõm cho ảnh ảo lớn hơn vật.

b) Trên xe máy, người ta thường lắp một gương cầu lồi phía trước xe để quan sát phía sau mà không lắp một gương phẳng hoặc một gương cầu lõm. Làm như thế có lợi vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn nhiều so với gương phẳng hoặc gương cầu lõm cùng kích thước.