Đề bài


A. TRẮC NGHIỆM


Câu 1. Để đo thể tích của một vật rắn không thấm nước bằng bình tràn, người ta thả chìm vật đó vào bình tràn đầy nước, khi đó thể tích của vật bằng

A. thể tích của phần chất lỏng dâng lên.

B. thể tích của phần chất lỏng tràn ra

C. thể tích của phần chất lỏng dâng lên và tràn ra.

D. thể tích của phần chất lỏng còn lại trong bình.


Câu 2. ĐCNN của thước là

A. độ dài lớn nhất của thước. 

B. 1 mm.

C. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

D. 1 m.


Câu 3. Kết quả đo chiều dài và chiều rộng của một tờ giấy được ghi là 29,5cm và 21,2cm. Thước đo đã dùng có độ chia nhỏ nhất là

A. 0,1cm.          B. 0,2cm.

C. 0,5cm.          D. 0,1 mm.


Câu 4. Bạn Lan dùng bình chia độ để đo thể tích một viên sỏi. Kết quả đúng là 55,7cm. Bạn đã dùng bình nào trong các bình sau?

A. Bình có ĐCNN 1cm3

B. Bình có ĐCNN 0,1cm3

C. Bình có ĐCNN 0,5cm3

D. Bình có ĐCNN 0,2cm3


B. TỰ LUẬN

Câu 6. Để đo diện tích của một cái sàn có kích thước khoảng 12x17 (m), bạn A dùng thước xếp có GHĐ 1m. bạn B dùng thước cuộn có GHĐ 20m. Nếu là em, em lựa chọn phép đo của ai, vì sao?


Câu 7. Hãy biến đổi các đơn vị:

a) 0,6m3 =.......... dm3 = ............ lít.

b) 15 lít =...... m3 = ................. cm3.

c)  1 ml =....... cm3 = ............... lít.

2m3 =   lít =      cm3.

























Lời giải chi tiết

Câu 1Chọn B

Để đo thể tích của một vật rắn không thấm nước bằng bình tràn thì thể tích của vật bằng thể tích của phần chất lỏng tràn ra.

Câu 2Chọn C

ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước

Câu 3. Chọn A

Thước đo đã dùng có độ chia nhỏ nhất là 0,1 cm.

Câu 4. Chọn B

Kết quả đúng là 55,7cm3, thì bạn đã dùng bình có ĐCNN 0,1 cm3, các bình khác không thể cho sổ lẻ đến 0,7cm3.

Câu 6. Lựa chọn phép đo dùng thước của bạn B vì chỉ cần số lần đo ít nhất.

Câu 7.

a) 0,6m3 = 600dm3 = 600 lít

b) 15 lít = 0,015m3 = 15000cm3

c) 1 ml = 1 cm3 =0,001 lít.

d) 2m3 = 2000 lit = 2000000cm3.