Đề bài


Câu 1. Chọn phương án sai 

Người ta sử dụng đơn vị đo độ dài là:

A. Mét             B. Kilomet

C. mét khối     D. đề xi mét


Câu 2. Kết luận nào đúng khi nói về GHĐ và ĐCNN của thước dưới đây ?

A. GHĐ là 15cm và ĐCNN là 1 cm.

B. GHĐ là 10cm và ĐCNN là 1 mm.

C. GHĐ là 10cm và ĐCNN là 1 mm.

D. GHĐ là 15cm và ĐCNN là 2mm.


Câu 3. Trước khi đo độ dài của một vật cần phải ước lượng độ dài cần đo là

A. chọn dụng cụ đo thích hợp.

B. chọn thước đo thích hợp.

C. đo chiều dài cho chính xác.

D. có cách đặt mắt cho đúng cách.


Câu 4. Một bạn dùng thước đo chiều cao của một cái cốc hình trụ. Kết quả đo là 10,4cm. ĐCNN của thước nhận giá trị nào trong các giá trị sau ?

A. 2 mm.        B. 1 cm.

C. 10 dm.       D. 1 m.


Câu 5. Để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 1 lít, trong các bình chia độ đã cho sau đây, chọn bình chia độ nào là phù hợp nhất?

1. Bình 100ml và có vạch chia tới 1 ml

2. Bình 500ml và có vạch chia tới 5ml

3. Bình 1000ml và có vạch chia tới 5ml

4. Bình 2000ml và có vạch chia tới 10ml.

A. Bình 1                     B. Bình 2

C. Bình 3                     D. Bình 4    


Câu 6. Một người bán dầu chỉ có một cái ca 0,5 lít và một cái ca 1 lít. Chỉ bán được dầu cho khách hàng nào sau đây?

A. Khách hàng 1 cần mua 1,4 lít

B. Khách hàng 2 cần mua 3,5 lít

C. Khách hàng 3 cần mua 2,7 lít

D. Khách hàng 4 cần mua 3,2 lít


Câu 7. Một bình chia độ có GHĐ 20ml và ĐCNN 1 ml để đo một bình không thấm nước. Ban đầu mực nước trong bình là 13ml, sau khi bỏ vật rắn vào bình thì mực nước là 17ml. Thể tích của vật rắn không thấm nước nhận giá trị là:

A. 5 ml           B. 4 ml

C. 4,0ml         D. 17,0 ml


Câu 8. Để đo thể tích của chất lỏng, người ta dùng dụng cụ:

A. Cốc uống nước.

B. Bát ăn cơm

C. Ấm nấu nước

D. Bình chia độ.


Câu 9: Trên một can nhựa có ghi “2 lít”. Điều đó có nghĩa là gì?

A. Can có thể đựng hơn 2 lít.

B. ĐCNN của can là 2 lít.

C. Giới hạn chứa chất lỏng của can là 2 lít.

D. Cả A, B và C đều đúng


Câu 10. Lẩy 60cm3 cát đổ vào 100cm3 nước. Thể tích của cát và nước là:

A. 160cm3

B. Lớn hơn 160cm3

C. nhỏ hơn 160cm3

D. có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn 160cm

Em hãy giải thích về sự chọn lựa câu trả lời của mình.




























Lời giải chi tiết

Câu 1: Chọn C.

Mét khối là đơn vị đo thể tích, vậy câu C là sai.

Câu 2: Chọn D.

GHĐ của thước là 15cm và ĐCNN của thước là 2mm.

Câu 3: Chọn B

Trước khi đo độ dài của một vật, cần phải ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp

Câu 4: Chọn A

ĐCNN của thước 2mm

Câu 5: Chọn C

Để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 1 lít. Chọn bình chia độ phù hợp nhất là bình 1000 ml và có vạch chia tới 5 ml.

Câu 6: Chọn B

Người đó chỉ bán được dầu cho khách hàng 2 cần mua 3,5 lít.

Câu 7: Chọn B

Thể tích của vật rắn:

V=1713=4ml.

Câu 8: Chọn D.

Đế đo thề tích của chất lỏng, người ta dùng bình chia độ.

Câu 9: Chọn C.

Trên một can nhựa có ghi “2 lít” . Điều đó có nghĩa là giới hạn chứa chất lỏng của can là 2 lít. Vậy câu C đúng.

Câu 10: Chọn C

Thể tích của cát và nước nhỏ hơn 160 cm3 vì cát ngấm nước.